Rạch tầng sinh môn là thủ thuật phổ biến áp dụng với các những ca sinh thường. Nếu đang mang bầu hoặc mới trải qua quá trình “vượt cạn” bằng phương pháp này, mẹ hãy tham khảo thêm những cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn khoa học và hiệu quả dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân gây đau nhức vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Đối với sản phụ sinh thường, đặc biệt là sinh con đầu lòng, bác sĩ thường áp dụng thủ thuật cắt rạch tầng sinh môn để đưa em bé ra ngoài dễ dàng. Sự chủ động thực hiện đường cắt này cũng giúp cho quá trình hồi phục phần mô giữa âm đạo và âm hộ diễn ra nhanh hơn, vết lành thẩm mỹ hơn, không bị nham nhở như khi bị rách tự nhiên.
Tuy nhiên sau quá trình vượt cạn, rất nhiều mẹ cảm thấy đau ngứa, khó chịu ở vết khâu tầng sinh môn. Nguyên nhân phổ biến là do nhiễm trùng khi thực hiện thủ thuật, còn sót lại dị vật hay quá trình vệ sinh sau đó không được đảm bảo. Bên cạnh đó, không ít trường hợp là do chỉ khâu tự tiêu nhanh, trong khi vết rạch chưa kịp lành và ổn định khiến cho khu vực này sưng đau khó chịu do mọc da non hoặc hở miệng.
Nhiều chị em sau sinh gặp phải tình trạng đau nhức vết khâu tầng sinh môn (Nguồn: vicare.vn)
2. Đau nhức tầng sinh môn sau sinh có nguy hiểm không
Việc áp dụng cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn nào còn tùy thuộc vào hiện trạng vấn đề gặp phải. Thông thường, nếu không cần rạch thì tình trạng tầng sinh môn đau nhức hay hơi ngứa là điều bình thường và phải mất từ 10 -20 ngày để ổn định và giảm cảm giác khó chịu này. Còn trong trường hợp rạch thì mẹ có thể có cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài từ một đến hai tháng tùy vào cấp độ thương tổn của khu vực này.
-
Độ 1: chỉ tổn thương ở da
-
Độ 2: tổn thương ở tầng sinh môn (gồm da và cơ)
-
Độ 3: tổn thương ở tầng sinh môn và ít hơn nửa cơ thắt ngoài (mức 3a) hoặc nhiều hơn nửa cơ thắt ngoài hậu môn (mức 3b).
-
Độ 4: tổn thương ở tầng sinh môn, cơ thắt ngoài – trong và niêm mạc hậu môn.
Một số nguy cơ có thể xảy ra do rạch tầng sinh môn là: đau ngứa do mô sẹo hình thành, sưng mủ ở vết rạch, có thể có mùi hôi. Nghiêm trọng hơn, có những hợp vết thương bị bung ra, kéo theo hàng loạt vấn đề khác như nễm trùng, sốt, sưng tấy. Ngoài cảm giác đau, tình trạng còn gây những tác động tiêu cực tới chất lượng cuộc sống.
Trong đó phải kể việc khó khăn trong quan hệ vợ chồng, sức khỏe đường ruột bị ảnh hưởng. Nếu để xảy ra tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó khi có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng mủ, mùi hôi, mẹ cần sử dụng các dịch vụ khám phụ khoa tại cơ sở y tế uy tín để kịp thời xử lý.
Đi khám ngay khi có các dấu hiệu viêm nhiễm tầng sinh môn (Nguồn: vicare.vn)
3. 12 Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn hiệu quả
3.1. Dùng dịch vụ spa sau sinh
Sau khi sinh, cơ thể mẹ thường có cảm giác đau nhức, mệt mỏi, ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động hàng ngày. Khi đó những vết đau nhức càng trở nên trầm trọng và khó lành hơn. Vì vậy việc trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sau sinh chuyên nghiệp, phù hợp với thể trạng là giải pháp lý tưởng để mẹ hồi phục nhan sắc và sức khỏe, giải tỏa tâm lý và chống trầm cảm sau sinh hiệu quả. Việc làm sạch cơ thể kết hợp với các bài massage chuyên nghiệp sẽ giúp cho máu lưu thông tốt hơn, cho các vết thương mau lành, loại bỏ nguy cơ hậu sản.
Bên cạnh đó, nếu mẹ sử dụng các dịch vụ massage thư giãn và giảm đau nhức giai đoạn thai kỳ khi mang bầu cũng sẽ hạn chế được cảm giác đau nhức và những biến chứng sau sinh.
Thư giãn với dịch vụ massage sau sinh tại spa (Nguồn: adayroi.com)
3.2. Dùng nước ấm để ngâm vùng kín
Sử dụng nước ấm để làm sạch vùng kín hàng ngày giúp các vết bẩn trôi đi dễ hơn mà không cần phải dùng nhiều lực. Bên cạnh đó, mẹ sẽ cảm thấy thư giãn và giảm đau vết khâu tầng sinh môn hiệu quả. Ngay khi có thể tự vệ sinh cá nhân, mẹ nên tiến hành ngâm khu vực “tam giác mật” trong nước ấm sạch khoảng 5 phút, sau đó dùng tay nhẹ nhàng làm sạch. Cuối cùng, dùng khăn mềm hoặc khăn giấy để thấm khô một cách nhẹ nhàng. Duy trì thực hiện ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh sẽ giúp hạn chế tình trạng đau nhức, nhiễm trùng tầng sinh môn.
3.3. Nghỉ ngơi hợp lý
Vết khâu tầng sinh môn ở vị trí nhạy cảm, dễ bị chà sát do đi lại, mặc quần áo. Vì vậy trước khi chúng lành hẳn, mẹ nên hạn chế vận động mạnh, không mang vác nặng. Điều này không chỉ giúp mẹ không phải chịu những đau nhức sau sinh mà còn cho vết khâu ổn định, chóng lành. Tuy nhiên mẹ cũng không nên giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu, khiến máu khó lưu thông, dễ tắc nghẽn máu gây viêm nhiễm ở khu vực âm đạo. Hãy cố gắng vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế thường xuyên để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
3.4. Hạn chế nằm ngửa
Ở tư thế nằm ngửa, vùng đáy chậu sẽ phải chịu trọng lượng lớn, rất dễ gây chèn ép cho vết khâu tầng sinh môn, đồng thời khiến máu khó lưu thông ở khu vực này. Do đó mẹ không nên nằm ngửa lâu, thay vào đó là nghiêng sang trái hoặc phải và thương xuyên thay đổi tư thế để tránh tê mỏi. Để tránh tê mỏi, bạn có thể tham khảo các loại gối cho bà bầu yên giấc và phụ nữ sau sinh thoải mái mỗi khi nằm ngủ.
Nằm nghiêng sẽ hạn chế đau nhức vết khâu tầng sinh môn (Nguồn: cothomspa.com)
3.5. Nên sử dụng băng vệ sinh thường xuyên
Sau khi quá trình “vượt cạn”, cơ thể sẽ đào thải ra nhiều sản dịch từ âm đạo. Thông thường, dịch này sẽ bao gồm máu, các lớp niêm mạc bong ra và chảy nhiều trong khoảng 4 ngày đầu, ít dần trong nửa tháng tiếp theo và dứt hẳn sau khoảng 45 ngày sau khi “vượt cạn”. Do đó mẹ cần phải sử dụng băng vệ sinh để giữ sạch cơ thể và tránh gây viêm nhiễm trong suốt thời gian này.
Cũng như trong thời kỳ kinh nguyệt, mẹ cần thường xuyên thay băng sau khoảng 4 giờ sử dụng và vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng miếng băng mới. Bên cạnh đó, bạn cần chọn các loại bỉm cho mẹ sau sinh đảm bảo bề mặt thông thoáng, êm mềm với làn da và chống trào ngược và độ dày phù hợp với lượng sản dịch.
3.6. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín
Quan niệm cũ cho rằng mẹ sau sinh phải kiêng tắm gội trong những ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên chính điều này lại khiến cơ thể khó chịu và dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng ở những vết thương hở, đặc biệt là khu vực tầng sinh môn. Bên cạnh đó, khi tìm cách làm thế nào để giảm đau tầng sinh môn, nhiều mẹ có thể cảm thấy khó khăn khi thực hiện vệ sinh vùng kín. Điều này có thể xuất phát từ cảm giác đau khi chạm vào vết khâu hoặc lo lắng nước dính vào khiến vùng tổn thương nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên để tránh nhiễm trùng, mẹ không nên kiêng cữ mù quáng. Nếu chưa sẵn sàng để tắm gội, hãy lau người bằng khăn ướt ấm 1 đến 2 lần mỗi ngày, vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm, sử dụng khăn ấm lau khô trước khi dùng băng và mặc quần áo.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể trải nghiệm các dịch vụ làm đẹp, thư giãn mẹ bầu và phụ nữ sau sinh tại Bảo Hà spa, mẹ sẽ được sử dụng những sản phẩm chăm sóc cơ thể chuyên biệt. Nếu cảm thấy phù hợp, bạn có thể mua và sử dụng chúng để sử dụng hàng ngày.
Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp hạn chế các vấn đề hậu sản (Nguồn: media.cooky.vn)
3.7. Chế độ ăn uống đúng cách
Sau sinh, hormone bị rối loạn, hệ tiêu hóa chưa ổn định và chế độ ăn nhiều chất bổ khiến mẹ dễ bị táo bón. Việc rặn trong lúc đi tại tiện có thể vết khâu ở tầng sinh môn bị bị nứt bục, chảy máu. Do đó mẹ nên chú ý hơn đế chế độ ăn của mình, tăng cường nước, chất xơ và áp dụng những cách chữa táo bón tự nhiên, an toàn để hạn chế tình trạng này.
3.8. Động tác Kegel có lợi cho vùng kín
Kegel là bài tập ở cơ mu cụt, giúp tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu và hỗ trợ cho các cơ quan sinh dục. Cách thực hiện rất đơn giản. Khi đi tiểu, bạn thử nhịn để ngưng dòng nước và cảm nhận cảm giác khu vực sàn chậu và các cơ xung quanh khép lại. Sau đó vào những lúc rảnh rỗi, bạn thực hiện tương tự như đang nín tiểu khoảng 10 giây, liên tục 5 lần. Động tác này có thể tập bất kỳ lúc nào, vì vậy hãy cố gắng lặp lại ít nhất 4 đến 5 lần mỗi ngày mẹ nhé. Ngoài tác dụng giảm đau tầng sinh môn sau sinh, bài tập này còn là bí quyết giữ dáng sau sinh cho mẹ hiệu quả, đồng thời góp phần cải thiện chất lượng của những “cuộc yêu” sau này.
3.9. Chườm nóng và lạnh vùng kín
Từ 1 đến 3 ngày đầu sau sinh, mẹ có thể dùng một túi nước đá để chườm vào khu vực tầng sinh môn trong khoảng 10 phút. Điều này sẽ giúp vùng kín giảm sưng đau, hạn chế cảm giác nhức nhối, khó chịu. Nếu sinh vào mùa đông, mẹ có thể chườm nóng để tăng cường tuần hoàn, cho vết thương chóng lành. Tuy nhiên cách này không áp dụng với các vết thương đã bị hình thành viêm, mủ.
3.10. Cân nhắc dùng thuốc giảm đau
Khu vực tầng sinh môn tập trung rất nhiều dây thần kinh nên sau khi sinh và hết thuốc tê, vết khâu khiến mẹ cảm giác rất đau đớn. Nếu cảm giác không chịu nổi, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau an toàn, đúng cách mà không làm ảnh hưởng tới sữa.
3.11. Mặc quần áo rộng thoáng mát
Vải từ áo quần có thể cọ xát vào vết khâu khiến mẹ cảm thấy nhức nhối, đau đớn và làm cho vết thương lâu lành. Do đó mẹ nên chọn đồ nội y sạch sẽ, được làm từ chất liệu vải mềm mại, thoáng mát, thấm hút tốt. Ngoài ra để vết khâu nhanh lành, hãy để lộ ra ít nhất 10 phút mà không mặc đồ lót. Váy áo bên ngoài cũng cần phải thoải mái, rộng rãi để hạn chế chạm vào vết khâu.
3.12. Kiêng quan hệ với chồng
Nếu quá trình sinh nở không cần phải rạch tầng sinh môn, mẹ có thể “quan hệ” lại sau khi đã ngưng chảy máu âm đạo. Tuy nhiên nếu đã có sự can thiệp cắt rạch hoặc tầng sinh môn bị rách, bạn nên kiêng quan hệ với chồng cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Nếu không vết khâu có thể bị bục ra, chảy máu, nhiễm trùng. Thông thường sẽ mất khoảng 1.5 tháng để hết đau rát, khó chịu và lấy lại cảm giác thoải mái, sẵn sàng cho “cuộc yêu”. Những lần này cũng cần phải thực hiện nhẹ nhàng, từ tốn, tránh những động tác và tư thế mạnh bạo.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc giảm đau (Nguồn: clbduoclamsang.com)
Như vậy có rất nhiều cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn an toàn hiệu quả khác nhau, phù hợp với từng mức độ vấn đề và tình trạng cụ thể của mỗi người. Bên cạnh đó, chị em mới sinh cần kết hợp nhiều phương pháp và kiên trì áp dụng đến khi bình phục hoàn toàn. Một buổi chăm sóc sau sinh tại Bảo Hà spa khi đó là vô cùng hữu ích cho các mẹ sau một thời gian dài mang bầu và sinh con.
No Comments
Leave a comment Cancel