Việc nhận biết các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung càng sớm sẽ giúp ích cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Vì vậy, bạn nên chú ý quan sát và cảm nhận cơ thể mình để nhận biết bệnh càng sớm càng tốt căn bệnh đã và đang đe dọa cuộc sống hạnh phúc của rất nhiều chị em trên toàn thế giới.
1. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu?
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Do đó, bạn cần chú ý nhận biết những thay đổi trên cơ thể của mình để không bỏ sót bất cứ dấu hiệu cảnh báo liên quan nào đến căn bệnh nguy hiểm này. Vậy, ung thư cổ tử cung có biểu hiện gì?
1.1. Xuất huyết âm đạo bất thường
Dấu hiệu dễ dàng nhận biết là xuất huyết âm đạo có thể xảy khi không phải là chu kỳ hàng tháng, xuất huyết trong và sau khi quan hệ.
1.2. Tiết dịch âm đạo nhiều
Bình thường dịch âm đạo đã tiết ra nhưng nếu có sự khác thường thì bạn cũng nên chú ý như có mùi, màu, số lượng,…
1.3. Kinh nguyệt bất thường
Những bất thường thường thấy là trễ kinh, kéo dài, màu sẫm… cũng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung mà bạn không nên bỏ qua.
1.4. Xuất huyết sau thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh là chấm dứt chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn có hiện tượng xuất huyết thì bạn không nên chủ quan bỏ qua.
1.5. Đau lưng dưới hoặc đau vùng chậu dai dẳng
Nếu mọi thứ liên quan vẫn bình thường nhưng bạn lại có hiện tượng đau lưng, đau vùng chậu thì cũng có thể đây là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung cần được theo dõi.
1.6. Đau khi quan hệ
Nếu đau khác thường trong quan hệ tình dục cũng có thể là một trong những cảnh báo cho bệnh ung thư cổ tử cung.
Đau đớn khi quan hệ (Nguồn: lovebugprobiotics.com)
1.7. Có ít máu trong nước tiểu
Nếu bạn đi tiểu tiện mà quan sát thấy có vết máu đi kèm thì nên cẩn trọng. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
1.8. Tiêu chảy
Tiêu chảy tuy phổ biến nhưng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung được ghi nhận ở bệnh nhân mắc phải bệnh này.
1.9. Tiểu tiện và đại tiện không kiểm soát
Một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung không kiểm soát được vấn đề đi tiểu và đại tiện.
1.10. Sưng đau ở chân
Tình trạng chân bị sưng đau nếu có cũng rất có thể là cảnh báo bạn bị ung thư cổ tử cung.
1.11. Giảm cân không rõ lý do
Cân nặng thay đổi theo chiều hướng giảm không kiểm soát là dấu hiệu thường thấy ở bệnh ung thư cổ tử cung.
1.12. Mệt mỏi liên tục
Tình trạng bị mệt mỏi, không tỉnh táo để làm việc sinh hoạt hàng ngày cũng là dấu hiệu bạn nên để ý.
Mệt mỏi kéo dài là nguyên nhân của các bệnh nguy hiểm (Nguồn: beliefnet.com)
2. Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Hiện nay, để đảm bảo việc điều trị ung thư hiệu quả thì các đơn vị y tế sẽ áp dụng phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Đây là các phương pháp kết hợp với cách chữa ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu được đánh giá cao vì cho kết quả chuẩn xác.
2.1. Các phương pháp điều trị tổn thương tiền UTCTC
Bạn có thể tham khảo một số phương pháp liên quan như: áp lạnh, khoét chóp, bay hơi bằng laser, Leep. cắt tử cung, …
2.2. Xét nghiệm HPV
Thông qua việc thực hiện xét nghiệm HPV sẽ phân loại được nhóm những người HPV cao có nguy cơ nhiễm ung thư cổ tử cung.
2.3. Phương pháp sàng lọc VIA
Phương pháp sàng lọc VIA có khả năng phát hiện các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung nhanh.
2.4. Xét nghiệm ThinPrep Pap Test
Sàng lọc được thực hiện từ các tế bào cổ tử cung nhằm phát hiện tế bào tiền ung thư.
2.5. Phương pháp sàng lọc tế bào
Hay còn có tên gọi khác là Pap smear, được đánh giá thành công cao. Nhờ phương pháp này mà giảm đến 80% tỷ lệ ung thư.
Sàng lọc ung thư để phòng chống bệnh tốt hơn (Nguồn: cdn.medizzy.com)
3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Để chủ động phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung bạn nên biết đối tượng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao. Tuy nhiên, bệnh ung thư cổ tử cung không chừa bất cứ phụ nữ nào.
3.1. Phụ nữ trên 35 tuổi
Nhóm phụ nữ này là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Vì vậy, nếu ở độ tuổi trên 35, bạn cần chủ động theo dõi và tìm hiểu ung thư cổ tử cung biểu hiện như thế nào để kịp thời tầm soát ung thư chuyên sâu can thiệp cho sức khỏe của bản thân.
3.2. Phụ nữ béo phì, thừa cân
Khi bạn dư lượng mỡ thì có tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung. Đây là yếu tố gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.
3.3. Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều
Tuy kinh nguyệt không đều do nhiều lý do nhưng nếu gặp hiện tượng này thì bạn cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc phải ung thư cổ tử cung.
3.4. Phụ nữ có tiền sử tiểu đường, cao huyết áp
Một số phụ nữ có tiền sử tiểu đường, cao huyết áp sẽ bị buồng trứng đa nang… dễ bị mắc bệnh ung thư phụ nữ này.
3.5. Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu… cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ (Nguồn: setaat.com)
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh phổ biến của phụ nữ hiện nay, có tỷ lệ tử vong cao và ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Để phòng ngừa chị em nên chủ động thăm khám phụ khoa tổng quát thường xuyên, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ. Đặc biệt với phụ nữ độ tuổi từ 30- 49 tuổi đã quan hệ tình dục hay những chị em có những biểu hiện bất thường cần làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung sớm. Theo các chuyên gia đầu ngành, nếu trong lần đầu xét nghiệm không có vấn đề gì thì cứ 3 năm sau đó, bạn nên thực hiện tiếp sàng lọc này. Ngoài ra, chị em phụ nữ cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn uống thực phẩm sạch, đạt chuẩn vệ sinh an toàn, kết hợp vận động hợp lý, giữ tinh thần lạc quan, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt và không nên quan hệ sớm, bừa bãi.
Adayroi xin được chia sẻ thêm những bài viết liên quan đến ung thư cổ tử cung:
|
No Comments
Leave a comment Cancel