Tuy là bệnh phổ biến, nhưng bạn nên tìm hiểu về điều trị viêm ruột thừa đúng cách. Điều này nhằm hỗ trợ cho người bệnh mau chóng hồi phục để đủ sức khoẻ sống và làm việc mỗi ngày.
1. Viêm ruột thừa là gì?
Viêm ruột thừa là tình trạng đoạn ruột thừa bị viêm, nhiễm trùng. Nguyên nhân gây nên tình trạng này do phì đại các nang bạch huyết hoặc ứ đọng cặn bã hoặc có vật lạ bên trong. Tình trạng là được xếp loại là một trong những cấp cứu ngoại khoa phổ biến. Bệnh viêm ruột thừa xảy ra ở mọi lứa tuổi, trung bình là ở 22 tuổi. Đối với người lớn, khi bị viêm ruột thừa nguy cơ kèm biến chứng là 50%. Phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh này là phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm.)
2. Phác đồ điều trị viêm ruột thừa Bộ y tế
Đối với một ca điều trị viêm ruột thừa thì phác đồ điều trị được áp dụng sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân. Hiện phác đồ điều trị bệnh này được y bác sĩ áp dụng là:
2.1 Chẩn đoán
Chẩn đoán có ý nghĩa quan trọng để điều trị bệnh. Đối với bệnh viêm ruột thừa, chẩn đoán là một trong những quá trình chuẩn của phác đồ điều trị viêm ruột thừa mà Bộ y tế quy định.
2.1.1 Lâm sàng
Chẩn đoán bao gồm khám lâm sàng. Ở bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp với bệnh nhân để ghi nhận những dấu hiệu liên quan đến bệnh. Trong khám lâm sàng, bác sĩ sẽ hỏi thăm những dấu hiệu, những tình trạng mà bệnh nhân gặp phải như: đau bụng, nôn ói, sốt nhẹ… Song song đó, các bác sĩ sẽ tiến hành khám bụng, thăm trực tràng.
Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng (Nguồn: khoahocphattrien.vn)
2.1.2 Cận lâm sàng
Kết hợp khám lâm sàng thì các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện khám cận lâm sàng cho bệnh nhân. Đây là bước hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Bởi tính chất bệnh viêm ruột thừa khá đa dạng, những dấu hiệu lâm sàng không đủ căn cứ để có thể xác định 100% tình trạng viêm ruột thừa.
Những hoạt động cận lâm sàng mà bệnh nhân cần hoàn thành theo chỉ định khám và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa điều trị là: xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm bụng, nội soi ổ bụng… Những hoạt động cận lâm sàng cũng sẽ được tiến hành dựa trên thực tế bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân để tiến hành.
Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải bệnh nhân nào cũng phải tiến hành hết tất cả các hoạt động cận lâm sàng. Mục đích của khám cận lâm sàng là giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng nhiễm trùng (nếu có) của bệnh nhân. Kết hợp cùng kết quả chẩn đoán hình ảnh bác sĩ sẽ xác định được tình trạng và nguyên nhân gây nên bệnh để có hướng điều trị viêm ruột thừa hiệu quả.
2.2 Điều trị
Nguyên tắc điều trị bệnh được áp dụng là tiến hành phẫu thuật.
2.2.1 Mổ nội soi viêm ruột thừa
Là hình thức loại bỏ viêm ruột thừa bằng một lỗ nhỏ trên thành bụng. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân ít đau hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn. Vị trí mổ nội soi viêm ruột thừa chỉ để lại vết sẹo nhỏ không đáng kể. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. Trường hợp ruột thừa vỡ, nhiễm trùng thì không được áp dụng.
2.2.2 Mổ mở viêm ruột thừa
Mổ mở hay còn gọi là mổ hở viêm ruột thừa là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm ruột thừa. Phẫu thuật mở vết mổ nơi vùng bụng của người bệnh. Vết mổ mở này có kích thước từ 5-10 cm. Mổ mở được áp dụng khi bệnh nhân có chỉ định chống mổ nội soi.
Cơn đau khó chịu (Nguồn: ocdn.eu)
3. Mổ viêm ruột thừa mất bao lâu?
Thời gian thực hiện mổ viêm ruột thừa sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh. Nhiều trường hợp, thời gian thực hiện kéo dài hơn do bác sĩ sẽ tiến hành nhiều việc hơn trong ca mổ như: rửa bụng, dẫn lưu ổ bụng, dẫn lưu áp xe… Tuy nhiên, sau mỗi ca mổ viêm ruột thừa bệnh nhân sẽ phải nghỉ ngơi hồi sức thêm 2 -3 giờ. Sau đó, bệnh nhân tiếp tục theo dõi ở viện sau mổ 1-2 ngày trước khi được bác sĩ thăm khám và có thể cho về nhà.
4. Mổ viêm ruột thừa hết bao nhiêu tiền?
Chi phí để thực hiện một ca mổ viêm ruột thừa tại các cơ sở y tế là khác nhau. Bạn có thể tham khảo mức chi phí như sau:
4.1 Mổ nội soi
Tại bệnh viện công, chi phí thực hiện khoảng từ 5-7 triệu VNĐ cho một ca mổ nội soi bệnh viêm ruột thừa. Còn bệnh viện tư sẽ dao động từ 7- 40 triệu VNĐ.
4.2 Mổ ruột thừa bằng rạch mở
Nếu chỉ định mổ mở viêm ruột thừa thì chi phí người bệnh phải chi trả là từ 3-5 triệu VNĐ. Trong trường hợp, bệnh nhân có bảo hiểm thì bảo hiểm Y tế hỗ trợ thanh toán 100% chi phí khám và chẩn đoán cùng với 1 phần chi phí mổ ruột thừa, thuốc men. Những chi phí liên quan đến thực phẩm, dược phẩm bổ sung để hồi phục sức khoẻ thì không thuộc hạng mục chi trả của bảo hiểm.
Mổ nội soi (Nguồn: quangkhoi.org)
5. Biến chứng viêm ruột thừa sau mổ
Biến chứng cũng được ghi nhận xuất hiện sau khi bệnh nhân thực hiện mổ điều trị viêm ruột thừa.
5.1 Tại vết mổ
Biến chứng phổ biến này mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm tình trạng chảy máu, nhiễm khuẩn, toác vết mổ (chiếm tỉ lệ từ 15 – 40% biến chứng thường gặp phải), thoát vị thành bụng tại vết mổ.
5.2 Tại ổ phúc mạc
Biến chứng tại ổ phúc mạc cũng được ghi nhận là biến chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải sau khi thực hiện mổ viêm ruột thừa. Biến chứng có tình trạng: viêm phúc mạc sau mổ, áp xe tồn dư (là hiện tượng mủ hình thành và tích tụ lại).
5.3 Tại ống tiêu hoá
Mổ điều trị viêm ruột thừa, tại ống tiêu hoá cũng ghi nhận tình trạng biến chứng có thể xảy ra cho bệnh nhân là rò manh tràng, tắc ruột sớm, tắc ruột muộn,… Trong đó, tình trạng tắc ruột sớm xảy ra trước khoảng 2 tuần sau khi mổ. Tắc ruột muộn là tình trạng biến chứng rất hay gặp. Thống kê cho thấy, sau nhiều năm phẫu thuật rồi vẫn có thể xuất hiện.
5.4. Với hệ tuần hoàn
Biến chứng sau mổ viêm ruột thừa cũng được ghi nhận tại hệ tuần hoàn của cơ thể bệnh nhân. Biến chứng gây ra tình trạng: chảy máu do mạch máu tụt, ống dẫn lưu làm rách; viêm tắc tĩnh mạch mạc treo ruột non, tắc mạch ở xa.
Cẩn thận với biến chứng sau mổ ruột thừa (Nguồn: cdn02.static)
6. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa
Sau mổ điều trị viêm ruột thừa, bệnh nhân cần được chăm sóc để nhanh chóng phục hồi.
6.1 Chăm sóc vết mổ
Dù là vết mổ nội soi hay mổ mở thì việc chăm sóc vết mổ vô cùng quan trọng. Do đó, bạn cần lưu ý những căn dặn của y bác sĩ. Chăm sóc vết mổ vào gồm thay băng theo tình trạng vết mổ, thông thường là 2 ngày/ lần. Kiểm tra và quan sát tình trạng vết mổ để có những can thiệp như: vết mổ nhiễm trùng, vết mổ bị áp xe…
Bệnh nhân cũng cần lưu ý cách sinh hoạt với vết mổ như tư thế nằm, việc vệ sinh hàng ngày để không gây ảnh hưởng đến vết mổ. Những việc cần lưu ý để vết mổ viêm ruột thừa không bị ảnh hưởng: không tắm bồn, không che chắn vết mổ quá nhiều, không tự ý dùng thêm kem bôi lên vết mổ, không để vết mổ trong nước quá lâu, tránh mặc quần áo bó sát, …
Vệ sinh vết mổ cần phải đúng cách và không nhiễm khuẩn (Nguồn: media.hamshahrionline.ir)
6.2 Kiểm soát cơn đau tại nhà
Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau hỗ trợ cho người bệnh hồi phục sau khi mổ viêm ruột thừa. Bạn chỉ nên dùng theo đơn đã kê. Nếu tình trạng đau nặng hơn thì bạn nên nhận thêm tư vấn và chỉ định từ bác sĩ. Hoặc bạn có thể giảm cơn đau bằng những dụng cụ hỗ trợ như: túi chườm nóng lạnh.
6.3 Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ
Đơn thuốc hỗ trợ cho người bệnh sau mổ viêm ruột thừa sẽ được bác sĩ kê khi bệnh nhân xuất viện. Bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp quá trình điều trị phục hồi sau mổ viêm ruột thừa hiệu quả hơn.
6.4 Chế độ ăn sau khi mổ ruột thừa
Kiểm soát và áp dụng chế độ ăn uống phù hợp với người mới mổ viêm ruột thừa là quan trọng. Bạn cần ăn đồ ăn dạng thức ăn nhưng nên ăn ở dạng lỏng sau mổ. Chia làm các bữa nhỏ trong ngày, không ăn quá nhiều một lúc. Cần cho ruột có thời gian thích nghi dần trở lại.
6.5 Vận động sau khi mổ ruột thừa
Nhiều người bệnh lo ngại vấn đề vận động ảnh hưởng đến vết mổ viêm ruột thừa. Điều này không hoàn toàn đúng. Trong điều trị viêm ruột thừa sau mổ, người bệnh cần vận động một cách nhẹ nhàng sau khi mổ viêm ruột thừa. Việc đi lại quá nhanh hoặc không đi lại, không vận động đều ảnh hưởng xấu đến việc phục hồi sau khi mổ viêm ruột thừa.
Điều trị bệnh tại bệnh viện chuẩn quốc tế Vinmec (Nguồn: amazonaws.com)
Để đảm bảo việc điều trị viêm ruột thừa hiệu quả bạn có thể tham khảo gói điều trị ở bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với dịch vụ tương xứng chất lượng 5 sao. Trong trường hợp chăm sóc sau khi mổ ruột thừa bạn cần lưu ý chọn thực phẩm phù hợp dễ tiêu hóa giàu dinh dưỡng để người bệnh có thể phục hồi nhanh hơn.
Nguồn thực phẩm dinh dưỡng an toàn và các gói điều trị bệnh chất lượng giờ đây bạn có thể tham khảo và tìm mua tại Adayroi.com. Trang web đảm bảo cho bạn có được lựa chọn đa dạng, giá cả cạnh tranh và sự tiện lợi tối ưu khi sử dụng.
Viêm ruột thừa là bệnh phổ biến. Vì vậy, bản thân mỗi người nên chủ động trang bị cho mình những thông tin cần thiết để phòng, điều trị và chăm sóc bệnh cho hiệu quả. Bạn đừng quên khám sức khỏe tổng quát ở những cơ sở y tế tốt, uy tín định kỳ để biết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể có “trục trặc”, “hỏng hóc” gì không và chữa trị kịp thời nhé!
No Comments
Leave a comment Cancel