Loãng xương là căn bệnh phổ biến thường gặp ở những người cao tuổi. Tuy nhiên thời gian gần đây số lượng ca bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi cũng ngày một tăng cao. Cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị căn bệnh này qua bài viết này nhé!
1. Có bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi không
Loãng xương là căn bệnh xảy ra do chuyển hóa xương bị rối loạn gây ra những tổn thương tới xương, qua đó làm tăng nguy cơ bị gãy xương. Khi nhắc về bệnh loãng xương thì đa phần mọi người thường nghĩ căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, những phụ nữ sau khi đã mãn kinh. Tuy nhiên thực tế hiện nay thì căn bệnh này đã lan rộng đối tượng mắc bệnh, trong đó những người trẻ tuổi đều có khả năng bị loãng xương.
Khám kiểm tra loãng xương ở người trẻ (Nguồn: suckhoedoisong.vn)
2. Nguyên nhân bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi
2.1. Cơ thể gầy và tập thể dục quá sức
Theo nghiên cứu thì những người gầy, nhẹ cân sẽ có nguy cơ loãng xương rất cao, đặc biệt những phụ nữ có vóc dáng nhỏ, xương nhỏ thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn do khối lượng xương có trong cơ thể ở mức thấp. Những người tập luyện thể dục, thể thao quá sức cũng có nguy cơ dễ bị loãng xương do khi tập quá sức sẽ khiến cho xương bị tổn thương. Mặt khác nếu tập quá sức mà không có chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng sẽ khiến lượng canxi bị thiếu hụt, từ đó dễ bị mắc bệnh xốp xương hay loãng xương.
2.2. Giảm nồng độ estrogen
Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi là nữ giới còn xảy ra do nồng độ estrogen bị giảm khiến cho xương bị suy yếu, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của người bệnh.
2.3. Những người đã từng bị gãy xương
Nếu đã từng bị gãy xương thì nguy cơ bị bệnh loãng xương cũng cao hơn những người chưa bị gãy do ở mật độ xương trong cơ thể thấp hơn.
2.4. Những người đang mắc phải một số loại bệnh dẫn đến nguy cơ loãng xương
Nếu đang bị mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, bệnh lý về thận, bệnh lý tuyến giáp và bệnh cận giáp thì đều có nguy cơ bị bệnh loãng xương cao do lúc này quá trình cơ thể hấp thu canxi, vitamin D hay 1 số chất dinh dưỡng cần thiết khác bị cản trở. Riêng với bệnh lý liên quan tới tuyến giáp thì cơ thể lúc này sẽ sản sinh nhiều hormone có khả năng làm cho xương bị yếu đi.
2.5. Sử dụng một số loại thuốc trong điều trị bệnh
Một số loại thuốc như thuốc điều trị căn bệnh ung thư, thuốc chữa và điều trị bệnh xương khớp, thuốc điều trị tiểu đường, tim mạch,… cũng có tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới xương, cản trở quá trình hấp thu canxi.
2.6. Có lối sống không lành mạnh
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi con tới từ lối sống, sinh hoạt thiếu khoa học, không lành mạnh. Những người trẻ ít vận động, thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia,… sẽ có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương.
Bia rượu là nguyên nhân dẫn tới loãng xương (Nguồn: zadn.vn)
3. Triệu chứng loãng xương ở người trẻ tuổi
3.1. Đau lưng, đi khom lưng, giảm chiều cao
Những biểu hiện đau lưng, bị gù lưng, đi khom, chiều cao bị giảm đều là những biểu hiện trễ của bệnh loãng xương. Lúc nãy đốt sống có thể bị gãy lún, dẫn tới xẹp đốt sống khiến cho chiều cao bị giảm đi, lưng bị gù, cong vẹo cột sống,…
3.2. Đau nhức đầu xương
Một trong số những triệu chứng của bệnh loãng xương mà bạn có thể nhận biết rõ nhất chính là cảm giác đau nhức ở các đầu xương. Biểu hiện lúc này đó là bạn sẽ cảm nhận thấy đau, mỏi dọc những xương dài. Những người bị nặng có thể cảm thấy đau nhức toàn thân.
3.3. Đau ở những vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể
Triệu chứng loãng xương ở người trẻ tuổi thường gặp nữa là những vùng xương có chức năng chịu gánh nặng cơ thể như xương cột sống, xương vùng thắt lưng, xương vùng chậu, hông, xương đầu gối sẽ bị đau âm ỉ, thời gian đau kéo dài. Cơn đau sẽ tăng khi vận động, khi đi lại hoặc đứng ngồi quá lâu. Khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ thuyên giảm hơn.
Dấu hiệu khi bị bệnh loãng xương (Nguồn: thuonghieuvietnoitieng.com)
4. Người trẻ tuổi bị loãng xương phải làm sao?
4.1. Thay đổi thói quen sống khoa học
Để điều trị bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi cũng như phòng tránh thì bạn cần phải xây dựng cho mình một lối sống sinh hoạt tích cực, lành mạnh, khoa học. Nên tập thể dục đều đặn hàng ngày đồng thời có chế độ ăn khoa học cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu.
Nếu chưa biết nên ăn gì, bạn có thể tham khảo 11 thực phẩm bổ sung canxi hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị như các loại rau màu xanh đậm, ngũ cốc, đậu nành… Đặc biệt, càng tốt hơn nếu bạn ăn hoặc uống sữa và chế phẩm từ sữa giàu canxi, vitamin D hay các thực phẩm chức năng bổ sung canxi, chống loãng xương vào chế độ ăn hàng ngày.
4.2. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi bị bệnh bạn cần nghiêm túc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc điều trị bệnh loãng xương đã được bác sĩ kê thì bạn nhớ uống đủ và đúng liều lượng để bệnh được thuyên giảm, chấm dứt những cơn đau.
4.3. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục chính là một trong những biện pháp giữ vai trò đặc biệt quan trọng khi điều trị căn bệnh loãng xương này. Khi tập thể dục đúng sức, phù hợp sẽ giúp cho xương được chắc khỏe, tăng sức mạnh cơ bắp. Nếu không có thời gian, bạn có thể mua dụng cụ thể thao nhỏ gọn tự tập tại nhà cũng là gợi ý không tồi. Tuy nhiên trong quá trình tập luyện thì các bạn cũng phải chú ý tập cẩn thận, tránh bài tập nặng, tránh quá sức vì điều này có thể làm xương bị tổn thương, dẫn tới gãy xương.
4.4. Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải
Bên cạnh tập luyện thì bạn cũng cần phải duy trì được cân nặng của cơ thể. Cơ thể quá gầy hoặc quá béo đều có những ảnh hưởng không tốt tới xương. Việc duy trì cân nặng vừa phải, hợp lý sẽ giúp cho xương không bị áp lực ngoài ra còn tăng khối lượng của xương, giúp xương khỏe mạnh hơn.
Thực phẩm tốt giúp phòng loãng xương (Nguồn: dantri.com.vn)
Loãng xương là một trong 4 hạng mục khám sức khỏe sau tuổi 30 nên chú ý. Để biết chính xác xem bạn có bị loãng xương hay không thì các bạn hãy nên làm kiểm tra đo loãng xương. Tuy nhiên để có kết quả chính xác thì bạn nên đến địa chỉ uy tín để được các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao kiểm tra.
Thăm khám và chữa trị ở bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một gợi ý mà bạn có thể tìm tới. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ tốt, bệnh viện còn được đánh giá cao bởi các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến giúp cho kết quả kiểm tra chính xác.
Trên đây là chia sẻ về bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi. Có thể thấy không chỉ người cao tuổi mà những người già đều có nguy cơ cao bị bệnh. Chính vì thế ngay từ giờ hãy tập cho mình thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh để phòng tránh nguy cơ bị loãng xương và chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình thật tốt, bạn nhé! Đăng ký ngay DV đo độ loãng xương (DXA) tại Vinmec trên Adayroi cho gia đình và bản thân cho kết quả chính xác, có phương án hỗ trợ điều trị và chăm sóc sức khỏe tốt nhé.
No Comments
Leave a comment Cancel