Bệnh nhiễm sán lợn gây các biến chứng nguy hiểm như co giật, ảnh hưởng đến não bộ. Bệnh sán lợn có dấu hiệu không rõ ràng nên cần đặc biệt chú ý. Cùng Blog Adayroi tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị, phòng ngừa căn bệnh này.

1. Bệnh nhiễm sán lợn là gì, phát triển như thế nào?

Bệnh nhiễm sán lợn là bệnh có triệu chứng không rõ ràng nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh gồm hai thể chính là ấu trùng sán và sán trưởng thành. 

  • Đối với ấu trùng sán lợn, người mắc bệnh do nguyên nhân ăn phải trứng sán từ các thực phẩm bên ngoài, trứng sán này tiếp tục vào dạ dày, sinh ra ấu trùng, ấu trùng phát triển đến ruột non sau đó đi qua ống tiêu hóa và ký sinh tại các bộ phận khác trong cơ thể. Có thể nói, bệnh sán lợn ấu trùng nguy hiểm hay không tùy thuộc vào vị trí sán ký sinh.

  • Đối với sán trưởng thành, do người bệnh ăn phải thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh như thịt không được nấu chín. Sán trong thịt khi đến dạ dày sẽ bám dính và phát triển thành sán dây trong ruột non. Sán dây sẽ càng ngày càng phát triển trong cơ thể, tăng chiều dài nếu người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh sán lợn có hai dạng ấu trùng sán và sán trưởng thành

Bệnh sán lợn có hai dạng ấu trùng sán và sán trưởng thành (Nguồn: vneconomy.vn)

2. Nguyên nhân nhiễm sán lợn đến từ đâu

2.1. Ăn thức ăn nhiễm ấu trùng sán lợn

Nhiễm sán lợn thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến đến từ các nguyên nhân thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Trong rau, quả, nguồn nước chứa sán nhưng không được con người nấu chín, rửa sạch là các nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm sán lợn. Việc sử dụng thịt lợn không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng gây ra các nguyên nhân về bệnh sán lợn. Vì thế bạn nên chọn lựa và mua ở các cửa hàng, địa chỉ uy tín bán thịt lợn sạch giúp gia đình an tâm khi ăn.

Khi mua thịt lợn cần phải kiểm tra kĩ độ tươi đề phòng bị nhiễm sán

Khi mua thịt lợn cần phải kiểm tra kĩ độ tươi đề phòng bị nhiễm sán (Nguồn: nhanongxanh.vn)

2.2. Thói quen ăn sống tái

Thịt lợn nhiễm sán không được đun nấu chín, người bệnh ăn tiết canh sống, ăn rau thủy sinh, rau sống không sạch, uống nước không đảm bảo là những nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm sán lợn. Chính vì thế, hãy sử dụng các thực phẩm được đun nấu chín, rửa sạch sẽ để hạn chế nguyên nhân này.

Rau sống không rõ nguồn gốc, không được rửa sạch là nguy cơ gây bệnh sán lợn

Rau sống không rõ nguồn gốc, không được rửa sạch là nguy cơ gây bệnh sán lợn (Nguồn: phunutoday.vn)

3. Biểu hiện của bệnh sán lợn

3.1. Triệu chứng toàn thân

Bệnh sán lợn thường không có triệu chứng rõ rệt. Một số biểu hiện toàn thân để nhận biết như đau bụng, thần kinh suy nhược, rối loạn tiêu hóa, mất nước kéo dài, bệnh viêm màng não nguy hiểm cho sức khỏe, các căn bệnh về hệ thần kinh khi sán đã phát triển.

3.2. Dấu hiệu đặc trưng khi nhiễm sán lợn

Nếu có các dấu hiệu đặc trưng sau thì bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra tình trạng bệnh. Như việc sán chui ra từ hậu môn khi đi vệ sinh. Quan sát phân thấy có các đốt sán trắng khoảng 1cm, dẹt ở phân hoặc quần lót.

4. Biến chứng của sán lợn nguy hiểm như thế nào

4.1. Làm cơ thể suy dinh dưỡng

Bệnh nhiễm sán lợn có thể gây ra các biến chứng làm suy nhược cơ thể. Khi đó, sán lợn xâm nhập vào các bộ phận cơ thể con người và chiếm thức ăn khiến người bệnh hấp thu kém, ảnh hưởng đến sự phát triển của thể lực. Đây cũng là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cơ thể.

4.2. Ấu trùng xâm nhập vào các cơ quan khác gây các biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sán lợn là khi ấu trùng đã xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể gây nguy hại đến sức khỏe. Đó có thể là tấn công vào tim, não, mắt khiến ảnh hưởng thần kinh não gây co giật, mất kiểm soát, tim gặp vấn đề, giảm thị lực thậm chí là mù lòa. 

4.3. Người nhiễm sán có nguy cơ lây nhiễm qua người khác

Sán lợn có lây không? Câu trả lời là hoàn toàn có, người nhiễm sán có nguy cơ lây nhiễm qua người khác. Khi phân người nhiễm sán không được xử lý tốt, sán có trong phân nhiễm trực tiếp vào nguồn nước, thực phẩm dẫn đến những người khác ăn phải bị mắc bệnh. 

Người tiêu dùng nên mua thịt heo tại các cửa hàng, siêu thị có chứng nhận sản phẩm

Người tiêu dùng nên mua thịt heo tại các cửa hàng, siêu thị có chứng nhận sản phẩm (Nguồn: vov.vn)

5. Điều trị bệnh sán dây lợn

5.1. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh sán dây lợn

Nếu nghi ngờ bị sán dây lợn bạn cần chẩn đoán để xét nghiệm tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu, soi phân, chụp hình và nội soi cơ thể để biết tình trạng bệnh.

5.2. Bệnh sán lợn có chữa được không

Hiện nay, với sự phát triển của y học, các bác sĩ có thể tiêu diệt hết sán trưởng thành trong 1 ngày, trong 2 tuần có thể tiêu diệt hết trứng sán nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị muộn, khi sán đã lây nhiễm sang các bộ phận khác thì thời gian này sẽ lâu hơn. Vì thế, bạn nên đăng ký khám sức khỏe tổng quát kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể.

5.3. Các phương pháp điều trị sán lợn

Điều trị sán lợn dựa vào loại sán. Trong đó với sán trưởng thành, người bệnh sẽ được các bác sĩ cho sử dụng thuốc dành riêng cho bệnh sán để loại bỏ sán lợn ra khỏi cơ thể. Nếu sán đã di chuyển sang các cơ quan khác của cơ thể như não, thần kinh thì người bệnh sẽ được kiểm tra và chỉ định phẫu thuật phù hợp.

6. Phòng ngừa bệnh ấu trùng sán lợn

6.1. Ăn chín uống sôi

Để phòng ngừa bệnh sán lợn, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn chín uống sôi. Chỉ nên sử dụng nguồn nước được đun sôi, để nguội, không sử dụng nguồn nước máy trực tiếp. Không sử dụng các loại thực phẩm từ thịt không được nấu chín. Không ăn tiết canh, nem và hạn chế các loại rau sống không đảm bảo vệ sinh. Nên chọn mua đúng cách rau sống, củ quả theo tiêu chuẩn Vietgap để đảm bảo nguồn gốc, chất lượng vệ sinh.

Không ăn các loại tiết canh bởi đây là mầm mống của nhiều loại bệnh

Không ăn các loại tiết canh bởi đây là mầm mống của nhiều loại bệnh (Nguồn: thieunien.vn)

6.2. Điều trị ngay khi phát hiện có sán

Khi phát hiện có sán hoặc nghi ngờ thực phẩm đã ăn nhiễm sán bạn cần khám và điều trị ngay để giúp khả năng chữa khỏi bệnh nhanh hơn, hạn chế việc lây nhiễm sang các bộ phận khác của cơ thể.

6.3. Sản xuất thực phẩm sạch

Việc sản xuất các thực phẩm tươi sạch, giàu vitamin B tăng sức khỏe, sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt quan trọng với sức khỏe con người. Bệnh sán lợn cần được kiểm tra kỹ ngay tại các khâu tiêu chuẩn nuôi trồng, lò mổ lợn.

6.4. Xử lý phân tươi đúng cách

Việc xử lý phân tươi nhất là những khu có người nhiễm sán lợn rất quan trọng, tránh việc lây nhiễm sán dây lợn từ người sang người.

Mua thịt heo đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm tại hệ thống siêu thị Vinmart và trang thương mại điện tử Adayroi.com

Mua thịt heo đảm bảo chất lượng và nguồn gốc sản phẩm tại hệ thống siêu thị Vinmart và trang thương mại điện tử Adayroi.com (nguồn: toplist.vn)

Để phòng ngừa bệnh nhiễm sán lợn, bạn nên chọn lựa các địa chỉ bán thực phẩm uy tín để mua thịt lợn sạch, giết mổ nhân đạo, an toàn sức khỏe tại Adayroi. Điều này giúp các bữa ăn gia đình bạn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế những nguyên nhân gây sán lợn và các bệnh khác. Đến với hệ thống siêu thị VinMart uy tín, bạn sẽ không còn lo lắng, thay vào đó là chọn mua thực phẩm tươi, ngon, nhập mới mỗi ngày, giữ trọn hương vị truyền thống và giá trị dinh dưỡng vốn có.

Comments to: Bệnh nhiễm sán lợn là gì, dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *