Rôm sảy người lớn là căn bệnh không quá hiếm gặp tại Việt Nam, đem lại cảm giác rất ngứa ngáy và vô cùng khó chịu cho người bị bệnh. Hãy cùng Blog Adayroi tìm hiểu nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh lý này qua các thông tin có trong bài viết dưới đây.
1. Rôm sảy người lớn là gì?
Hầu hết bệnh rôm sảy sẽ thường gặp ở trẻ con, tuy nhiên người lớn cũng có thế mắc bệnh nhất là khi vào mùa hè thời tiết quá nóng nực. Nguyên nhân người lớn mắc bệnh có thể là do thói quen sinh hoạt hàng ngày hay do môi trường sống và làm việc có đặc thù riêng gây ra bệnh. Bệnh rôm sảy ở người lớn có thể hoàn chữa trị khỏi bằng phương pháp Đông y hoặc Tây y.
2. Nguyên nhân bị rôm sảy ở người lớn
Nguyên nhân gây ra bệnh lý rôm sảy ở người lớn hầu hết thói quen sinh hoạt hàng ngày như uống quá ít nước, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng quá nhiều rượu bia hay môi trường sống bị ô nhiễm:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh rôm sảy ở người lớn (Nguồn: alobacsi.vn)
2.1. Uống ít nước
Nếu như người lớn không thực hiện uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày sẽ khiến thận không thể thực hiện được chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, gây hình thành và tích tụ tạo ra bệnh lý rôm sảy.
2.2. Tác dụng phụ của thuốc
Có rất nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh lý rôm sảy là do bị phản ứng phụ với các loại thuốc điều trị bệnh khác. Bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị bệnh nghiên cứu có nên đổi loại thuốc hay không.
2.3. Dị ứng
Một nguyên nhân khác gây ra bệnh rôm sảy ở người lớn đó là bị dị ứng với các loại thực phẩm, dị ứng thời tiết hay dị ứng xà phòng, xà bông. Đặc biệt là đối với những người sinh sống trong môi trường nóng ẩm, có khí hậu nhiệt đới như ở tại Việt Nam thì tình trạng mắc phải bệnh lý rôm sảy do dị ứng sẽ thường xuất hiện nhiều hơn.
2.4. Sử dụng rượu bia, ăn đồ ăn cay nóng nhiều
Bệnh lý rôm sảy người lớn tại Việt Nam đặc biệt thường gặp ở những người thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích gây nghiện hay thích ăn các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
2.5. Môi trường xung quanh
Hầu hết, kể cả người lớn và trẻ em sẽ thường mắc phải bệnh rôm sảy vào mùa hè hay đang sinh sống ở khu vực có khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, nóng ẩm thường xuyên. Sống trong môi trường sống khó chịu như vậy sẽ khiến lượng mồ hôi được bài tiết ra nhiều hơn, tuy nhiên nếu mồ hôi bị tắc nghẽn kéo theo bụi bẩn ở dưới phần biểu bì sẽ gây ra bệnh lý rôm sảy.
Hoặc đối với những người sinh sống ở các vùng nông thôn sẽ dễ bị mắc bệnh rôm sảy hơn vào mùa thu hoạch. Nguyên nhân là do bụi bẩn từ lúa, rơm, rạ và các cây ngô bám vào da quá lâu khiến bệnh nhân mắc bệnh.
Sử dụng bia, rượu quá nhiều sẽ gây ra khả năng mắc bệnh rôm sảy (Nguồn: plo.vn)
3. Triệu chứng rôm sảy ở người lớn
Bệnh lý rôm sảy người lớn sẽ để lại rất nhiều biến chứng như: Rôm sảy tinh thể, rôm sảy đỏ, rôm sảy mủ hay rôm sảy sâu. Mỗi một dạng biến chứng sẽ có mức độ nguy hiểm, dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị khác nhau.
3.1. Rôm sảy dạng tinh thể: Xuất hiện mụn nước, bọng nước
Triệu chứng này được đánh giá ở mức nhẹ trong các biến chứng của bệnh lý rôm sảy. Nếu như bệnh nhân mắc phải bệnh lý rôm sảy kết tinh thì trên phần da và biểu bì sẽ xuất hiện rất nhiều bọng nước và mụn nước. Các hạt mụn và bọng nước này rất dễ dàng có thể bị vỡ và gây ảnh hưởng đến việc bài tiết mồ hôi. Tuy nhiên, triệu chứng rôm sảy này không gây đau hay ngứa cho người bệnh mắc phải.
3.2. Rôm sảy đỏ: mụn đỏ, ngứa
Nếu như bệnh nhân mắc phải triệu chứng rôm sảy này thì trên vùng da sẽ xuất hiện những hạt mụn đỏ gây ra cảm giác đau nhói và ngứa ngáy như bị côn trùng cắn. Bệnh nhân mắc phải sẽ cảm thấy rất khó chịu, khó ngủ, ngủ không ngon giấc và thường sẽ tự gãi ngứa khiến các hạt mụn bị vỡ.
Triệu chứng này sẽ thường gặp ở những bệnh nhân sinh hoạt và làm việc ở những môi trường có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm kéo dài. Nếu bệnh lý không được kịp thời điều trị và chữa khỏi sẽ khiến các vùng da của bệnh nhân bị hư tổn và bệnh sẽ lan rộng sang các vùng da khác nhanh chóng.
3.3 Rôm sảy mủ: xuất hiện nốt đỏ, mụn lông.
Bệnh nhân mắc phải triệu chứng trên da có các hạt mụn lông và các nốt đỏ, nổi sảy trên mặt người lớn thì chứng tỏ đã mắc phải bệnh rôm sảy mủ. Các hạt mụn xuất hiện trên da bệnh nhân được đánh giá là rất dễ vỡ và có thể gây ra chảy mủ hay chảy. Còn các nốt phát ban đỏ sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác đau nhói, ngứa ngáy khó chịu hoặc nghiêm trọng hơn là nguyên nhân gây bệnh viêm da dị ứng, nhiễm trùng da cấp tính vô cùng nguy hiểm.
3.4. Rôm sảy sâu: da màu đỏ như da gà
Triệu chứng rôm sảy sâu được đánh giá là ở mức độ nặng nhất của bệnh lý rôm sảy. Triệu chứng này thường được phát hiện ở những bệnh nhân đã mắc phải rôm sảy đỏ nhưng không điều trị và chữa khỏi kịp thời. Rôm sảy sâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lớp biểu bì cuối cùng của da bệnh nhân. Đồng thời nếu bụi bẩn và mồ hôi xâm nhập vào sẽ gây ra thêm cho bệnh nhân bệnh lý nhiễm trùng da vô cùng nguy hiểm.
Bệnh rôm sảy nếu để lâu sẽ phát sinh các biến chứng nguy hiểm (Nguồn: imgur.com)
4. Cách điều trị rôm sảy cho người lớn
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp điều trị bệnh rôm sảy người lớn nhưng chủ yếu sẽ dựa vào Đông Y hoặc Tây Y. Đối với Tây Y sẽ là các loại thuốc bôi trên da có thành phần điều trị bệnh hiệu quả, còn Đông Y sẽ là các loại thuốc dân gian từ thiên nhiên cây cổ được cha ông truyền lại từ lâu đời nay:
4.1. Điều trị Tây Y
Đối với triệu chứng bệnh lý thông thường chưa nghiệm trọng, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc bôi rôm sảy cho người lớn có chứa hợp chất Hydrocortisone hoặc Calamine tại nhà, giúp giảm nhẹ cảm giác kích ứng và ngứa ngáy trên da. Chọn mua các loại phấn rôm cao cấp với thành phần tự nhiên để giảm nhẹ triệu chứng. Hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại phấn rôm trị rôm sảy cho trẻ em, người lớn hiệu quả với nhiều mức giá khác nhau để bạn có thể lựa chọn.
Còn nếu bệnh nhân đã có dấu hiệu nổi mụn mủ hoặc đã bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần phải để bác sĩ khám và kết luận tình trạng rồi đưa ra phương hướng chữa trị phù hợp. Bác sĩ sẽ có thể thực hiện điều trị rôm sảy người lớn bằng các loại thuốc kháng sinh chống vi khuẩn, virus phát triển lan rộng trên da. Hoặc thực hiện khẩn cấp tiêm truyền tĩnh mạch nếu bệnh nhân có biến chứng bị mất nước nghiêm trọng.
Các loại phấn rôm giúp điều trị bệnh rôm sảy đặc hiệu ở cả trẻ em và người lớn (Nguồn: sheis.vn)
4.2. Điều trị Đông Y
Cách trị rôm sảy ở người lớn bằng lá trà xanh: Theo kinh nghiệm điều trị bệnh rôm sảy lâu đời của cha ông ta thì nên sử dụng lá trà xanh. Bởi trong lá xà tranh có chứa các vitamin B2, A, B5 và các loại axit amin… có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, diệt vi khuẩn, chống mụn nhọt và giúp giảm các biến chứng sưng tấy.
Bệnh nhân hãy sử dụng nước nóng đun với lá trà xanh hoặc thực hiện tắm rửa bằng lá trà. Người bệnh hãy tiến hành rửa sạch lá trà, sau đó vò thật ná và dùng ít muối trộn chung. Tiếp theo hãy hãm lá trà qua một lần nước đầu rồi bỏ đi. Sau đó đổ thêm nước lần 2 vào để đun sôi, đợi nước nguội đi là người bệnh có thể uống và sử dụng để tắm.
Điều trị rôm sảy bằng cây sài đất: Cũng giống như phương pháp điều trị bằng lá trà xanh, cây sài đất có tính lành và mát giúp loại bỏ độc tố và giảm viêm sưng tấy nhanh chóng. Cây sài đất có công dụng vô cùng hiệu quả đối với các hiện tượng bệnh lý trên da người như mụn nhọt, viêm da và đặc biệt là rôm sảy.
Người bệnh cần lưu ý rằng cây sài đất thường hay mọc hoang ở gần các bờ ruộng, hãy thu nhặt về để phơi khô rồi nấu nước tắm điều trị bệnh. Ngoài ra, để góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh rôm sảy người lớn, người bệnh hãy dùng trực tiếp các nhánh cây sài đất tươi đã được vò nát rồi đắp lên các vùng ra mắc bệnh trực tiếp khoảng từ 2 – 3 lần trong một ngày để diệt vi khuẩn và rôm sảy.
Lá trà xanh có công hiệu rất tốt trong việc điều trị bệnh rôm sảy (Nguồn: bloganchoi.com)
5. Phòng tránh bệnh rôm sảy
Ngoài việc chữa trị thì các chuyên gia y học luôn khuyến cáo người lớn hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để phòng tránh mắc phải căn bệnh rôm sảy khá nguy hiểm này. Việc phòng tránh chủ yếu sẽ dựa vào thói quen sinh hoạt và làm việc của mỗi người:
5.1. Vệ sinh sạch sẽ
Để có thể phòng tránh được bệnh lý rôm sảy bạn cần phải thường xuyên tránh khiến cơ thể sản sinh ra quá nhiều mồ hôi hay tiếp xúc với bụi bẩn liên tục. Hãy thường xuyên sử dụng và chọn mua quần áo làm từ chất liệu thoáng mát, giúp thấm hút mồ hôi tốt như cotton, lanh hay lụa. Ngoài ra, hãy sử dụng điều hòa, quạt mát để giữ cho nhiệt độ trong cơ thể luôn được ổn định và không sản sinh ra quá nhiều mồ hôi.
5.2. Sinh hoạt hợp lý
Tắm xà phòng: Đối với những người phải sinh hoạt và làm việc trong môi trường nóng ẩm và bị ô nhiễm hãy thường xuyên mua sữa tắm, xà phòng tắm diệt khuẩn để phòng chống bệnh rôm sảy phát sinh.
Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Hãy hạn chế và loại bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích, rượu, bia hay thuốc lá, bởi trong chúng luôn có chứa các loại độc tố nguy hiểm gây sản sinh ra nhiều loại bệnh tật mà không chỉ riêng rôm sảy.
Ăn uống thanh mát, bổ sung vitamin, tránh ăn đồ ăn cay nóng: chọn mua thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như các loại rau lá xanh, trái cây tươi ngon, rõ nguồn gốc xuất xứ… để giúp thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.
Uống nhiều nước: Ngoài ra, hãy thường xuyên sử dụng các loại nước khoáng, nước tinh khiết để góp phần thanh lọc và loại bỏ độc tố tích tụ có trong cơ thể hiệu quả.
Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để phòng bệnh rôm sảy (Nguồn:homecareassistance.com)
Bạn hãy đừng chủ quan khi phát hiện cơ thể mắc phải bệnh rôm sảy người lớn mà nên tới các trung tâm y tế uy tín để khám và chữa bệnh kịp thời. Ngoài ra, bạn hãy tự trang bị cho mình những kiến thức trên để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả, tránh mắc phải các biến chứng nguy hiểm không đáng có.
No Comments
Leave a comment Cancel