Dù đã nghe nhiều về bệnh sỏi mật thông qua báo chí hay các phương tiện truyền thông nhưng không phải ai cũng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
1. Sỏi mật là gì?
Sỏi mật là bệnh thuộc bộ phận tiêu hoá. Bệnh có sự xuất hiện của sỏi ngay bên trong cơ quan mật. Sỏi này được chia làm 2 dạng chính là do cholesterol hoặc do sắc tố mật gây ra. Khi bị bệnh thì sẽ xuất hiện tình trạng bị những cơn đau dày vò nhất là vào buổi đêm. Bệnh được cảnh báo là nguy hiểm nếu không phát hiện sớm cũng như áp dụng những biện pháp chữa trị phù hợp. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh bạn cần biết là viêm – nhiễm trùng cơ quan mật, nhiễm trùng máu, ung thư túi mật,…
Sỏi mật là bệnh có sự xuất hiện của sỏi ngay bên trong cơ quan mật (Nguồn: plo.vn)
2. Sỏi mật có nguy hiểm không?
Theo nghiên cứu và đánh giá về bệnh thì đây là căn bệnh mang tính phổ biến hiện nay. Trên toàn thế giới có đến 20% trường hợp phát triển bệnh sỏi mật trong suốt cuộc đời mình. Trong số đó khoảng 30% phát triển thành bệnh và biến chứng nguy hiểm. Nhưng không phải vì thế mà bạn lại chủ quan không chủ động chăm sóc, phòng ngừa và kiểm soát bệnh.
Đối tượng thường mắc bệnh sỏi mật rơi vào nhóm phụ nữ <40 tuổi. Đây là nhóm đối tượng đặc biệt dễ nhiễm bệnh này do đặc trưng lượng hoóc-môn nữ estrogen đang trong giai đoạn sản sinh nhiều. Những nhóm đối tượng khác như: béo phì, giảm cân nhanh cũng dễ nhiễm phải căn bệnh này. Do đó, nếu thuộc những nhóm người có khả năng mắc bệnh cao, bạn cần chú ý trong sinh hoạt nhiều hơn.
3. Triệu chứng sỏi mật
Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu căn bệnh phổ biến này bằng những biểu hiện và triệu chứng đi kèm khi bị nhiễm bệnh. Những triệu chứng cũng như biểu hiện này không quá khó để bạn tìm hiểu và theo dõi cho bản thân cũng như cho người thân của mình.
Triệu chứng dễ nhận thấy đầu tiên là cơn đau đột ngột và tăng nhanh ở phía bên phải phần trên của bụng. Bạn cảm giác đau bụng thường thấy nhưng cần theo dõi vị trí, mức độ cơn đau để đánh giá không bị nhầm lẫn.
Sỏi mật cũng gây ra những cơn đau đột ngột và tăng nhanh ở trung tâm bụng, ngay dưới xương ức. Cơn đau này đôi khi cũng bị lầm sai cơn đau tim, đau bao tử mà nhiều người đã mắc phải. Bạn cũng cần theo dõi triệu chứng đau lưng vùng giữa xương bả vai hoặc đau ở vai phải.
Khi bộ phận mật của bạn bị tổn thương cơn đau sẽ xâm lấn một số địa điểm như vậy trên cơ thể. Triệu chứng mà bạn còn gặp phải khi mắc bệnh sỏi mật dễ nhận biết là hiện tượng buồn nôn hoặc nôn mửa. Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ của dấu hiệu này nặng nhẹ, nhiều ít ở mỗi người bệnh là khác nhau.
Bên cạnh những triệu chứng đã kể trên đây của bệnh thì còn có triệu chứng đau sỏi mật có thể kéo dài vài phút đến vài giờ. Cơn đau không cố định vì vậy bạn cần chủ động theo dõi, quan sát và ghi nhận những thay đổi để có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh được chuẩn xác.
Một lưu ý mà bạn không nên bỏ qua là cơn đau sỏi túi mật thường sẽ xuất hiện ngay sau khi bạn dùng bữa ăn có quá nhiều chất béo, dầu mỡ.
Đau bụng là một triệu chứng của sỏi mật (Nguồn: vietnammoi.vn)
4. Nguyên nhân gây sỏi mật
Nguyên nhân gây nên bệnh sỏi mật được xác định là do 3 nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là bệnh lý. Ở nguyên nhân này, bệnh xuất hiện khi bản thân người bệnh mắc phải một số căn bệnh có sẵn như: bệnh về máu, bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến cân nặng.
Với bệnh về máu, rối loạn bilirubin là yếu tố hình thành nên hiện tượng sỏi mật cho người bệnh. Với bệnh tiểu đường ghi nhận yếu tố chất béo trung tính khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những bệnh liên quan đến cân nặng có đặc điểm chung là rối loạn mỡ trong máu, cholesterol tăng cao là điều kiện lý tưởng để sỏi hình thành trong mật.
Nguyên nhân thứ 2 gây bệnh mà bạn cần chú ý là do ảnh hưởng từ tinh thần cũng như do sinh hoạt hàng ngày. Những người có tình trạng căng thẳng, stress kéo dài cần chú ý. Bệnh sỏi mật có thể hình thành dưới tác động của tâm lý, dịch mật tiết ra không chất lượng. Thói quen sinh hoạt hàng ngày có cường độ vận động ít cũng là nguy cơ dễ khiến mắc bệnh. Tình huống lúc này được lý giải là dịch mật bị ứ lại do toàn bộ cơ thể không có vận động thường xuyên. Điều này vô tình hình thành nên điều kiện lý tưởng cho cholesterol kết tủa khiến sỏi được tạo ra.
Nguyên nhân thứ 3 cũng quan trọng mà bạn cần chú ý là do chế độ ăn uống hàng ngày. Không phải người nào cũng có ý thức xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học. Những người có thói quen uống ít nước, uống không đủ lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Việc cung cấp không đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể sẽ khiến cho suy giảm dần chức năng gan, dịch mật tiết ra cũng ít đi. Chế độ ăn uống không lành mạnh bao gồm: ăn nhiều chất béo, ít xơ, ít rau xanh… đều dễ khiến mắc bệnh sỏi mật.
Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể gây sỏi mật (Nguồn: imgix.net)
5. Sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ
Bạn cần biết rằng, chuyên gia sức khỏe và y bác sĩ sẽ căn cứ vào kích thước của sỏi mật để áp dụng phác đồ điều trị. Việc thực hiện mổ cũng căn cứ vào kích thước này. Vì vậy, thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành đo kích thước sỏi mật rồi sẽ đưa ra quyết định mổ loại bỏ sỏi khỏi túi mật cho người bệnh. Với sỏi được xác định có kích thước lớn từ 2cm là bạn nên tiến hành mổ loại bỏ để đảm bảo sức khỏe.
6. Điều trị sỏi mật như thế nào cho mau khỏe
Hiện nay, nhờ tiến bộ của y học và khoa học mà việc chữa trị bệnh sỏi mật đã thuận tiện, hiệu quả hơn. Phác đồ điều trị được áp dụng cho từng trường hợp người bệnh cụ thể. Bởi thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau. Bạn có thể tham khảo các phương pháp được tư vấn và áp dụng là:
6.1. Điều trị bằng phẫu thuật
Việc phẫu thuật là chuẩn điều trị bệnh sỏi mật. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, không phải trường hợp người bệnh nào cũng được chỉ định áp dụng phương pháp này. Những trường hợp được chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh là: người bệnh là trẻ em, người bệnh bị bệnh do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh được chẩn đoán túi mật có nhiều sỏi nhỏ bên trong hoặc có sỏi kích thước lớn từ 2cm, người bệnh trong độ tuổi sinh đẻ phát hiện có túi mật,…
Điều trị bệnh sỏi mật bằng phương pháp phẫu thuật được đánh giá cao. Phương pháp phẫu thuật được áp dụng hiện nay là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật Sils. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật này là hạn chế gây đau cho bệnh nhân, vết mổ nhỏ, phục hồi nhanh chóng. Một ca phẫu thuật sỏi mật mất khoảng thời gian 15 -30 phút. Người bệnh sau phẫu thuật chỉ cần ở lại bệnh viện theo dõi thêm 1 -2 ngày là đã có thể xuất viện.
Điều trị bằng phẫu thuật (Nguồn: benhbuouco.vn)
6.2. Điều trị không dùng phẫu thuật
Song song với việc điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật thì còn có phương pháp khác không can thiệp bằng phẫu thuật. Phương pháp này cũng được chỉ định áp dụng trong những trường hợp cụ thể. Người bệnh được xác định mắc bệnh sỏi mật nhưng không có triệu chứng cụ thể. Đặc biệt, không có những cơn đau thì không phải áp dụng phương pháp phẫu thuật. Lúc này, bệnh nhân có nhiều phương pháp điều trị để áp dụng như: chủ động theo dõi, thay đổi và áp dụng chế độ ăn uống có lợi cho bệnh, uống thuốc tan sỏi theo kê đơn của bác sĩ,…
Đặc biệt nếu không phẫu thuật người bệnh còn có thể thực hiện phương pháp tán sỏi. Tán sỏi được thực hiện ngoài cơ thể bằng sóng chấn động, sỏi được tán và lấy ra qua da nhanh chóng. Nhưng thống kê cho thấy bệnh sỏi mật tại Việt Nam đa phần là sỏi sắc tố mật, nên phương pháp uống thuốc tan sỏi không đạt hiệu quả không cao như mong muốn.
7. Cách phòng ngừa sỏi mật
Khuyến cáo quan trọng trong điều trị bệnh là chủ động phòng chống bệnh. Bạn có thể căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để có được cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bản thân và gia đình.
7.1. Đừng bỏ bữa
Dinh dưỡng từ bữa sáng có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe. Bỏ thói quen bỏ bữa sáng sẽ hỗ trợ bạn phòng chống bệnh sỏi mật hiệu quả. Hơn nữa, duy trì việc dùng bữa sáng đúng đủ sẽ cho bạn nguồn năng lượng dồi dào cho một ngày mới. Tuy nhiên, kể cả những bữa ăn khác trong ngày, bạn cũng cần đảm bảo.
Nên ăn nhiều rau xanh mỗi bữa ăn (Nguồn: thescienceofpsychotherapy.com)
7.2. Giảm cân từ từ
Nếu cân nặng của bạn đang vượt quá mức chuẩn quy định thì nên giảm cân. Nhưng cần thực hiện cách giảm cân khoa học, an toàn theo quá trình, giảm cân từ từ để đảm bảo sức khỏe. Không nên nôn nóng trong việc này, nếu cố tình giảm cân nặng nhanh thì sỏi túi mật rất dễ hình thành. Số cân lý tưởng nên giảm mỗi tuần là từ 0,5kg – 1kg/ tuần.
7.3. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Chủ động chăm sóc sức khỏe lành mạnh bằng cách duy trì cân nặng hợp lý là điều nên làm. Bạn có thể duy trì cân nặng bằng chế độ ăn khoa học, chế độ tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, …
Để có thể chủ động chăm sóc sức khỏe nói chung và bệnh liên quan sỏi mật nói riêng bạn nên trang bị cho mình và cả người thân những kiến thức cần biết về sức khỏe. Kết hợp với đó là chủ động đăng ký khám tổng quát định kỳ, nếu có dấu hiệu bệnh lý về mật nên đăng ký khám tầm soát mật uy tín giúp phát hiện chuẩn xác bệnh tình, từ đó kịp thời điều trị.
Chủ động thăm khám sức khỏe tổng quát (Nguồn: adayroi.com)
Hy vọng những thông tin trong bài này đã trang bị thêm cho bạn những thông tin cần thiết cho bệnh liên quan bệnh sỏi mật đang được nhiều người quan tâm.
No Comments
Leave a comment Cancel