Vảy nến là một bệnh ngoài da hiện vẫn chưa có loại thuốc trị dứt điểm bệnh, thường người bệnh phải sống chung với nó đến suốt đời. Vậy bệnh vảy nến có nguy hiểm không, gây nên những biến chứng gì? Hãy cùng Blog Adayroi tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Bệnh vảy nến có nguy hiểm không

1.1. Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Câu trả lời là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, rất có thể bệnh để lại nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, trong đó yếu tố di truyền chiếm phần lớn. Ngoài ra có thể do thói quen sinh hoạt, suy giảm hệ miễn dịch,… Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, ở cả nam và nữ.

Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh

Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh (Nguồn: plo.vn)

1.2. Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi

Trên thế giới, hiện vẫn chưa tìm ra loại thuốc chữa dứt điểm căn bệnh này. Bệnh kéo dài dai dẳng, các bác sĩ chỉ điều trị những triệu chứng và biến chứng của bệnh. Bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu bệnh nhân không tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ, không uống thuốc đúng cách và không vệ sinh sạch sẽ thân thể. 

1.3. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh

Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh này. Trong đó, yếu tố di truyền được cho là nguyên nhân mắc bệnh chiếm phần lớn các ca bệnh. Đối với người có một trong hai người ba hoặc mẹ đã mắc bệnh vảy nến hay cả hai người đều mắc bệnh thì có nguy cơ cao mắc bệnh này hơn. Đặc biệt, với những người béo phì, người có hệ miễn dịch suy yếu, người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh,… đều có nguy cơ cao mắc bệnh.

1.4. Điều trị sai có thể gây biến chứng

Bệnh có những biểu hiện ban đầu khá giống với những bệnh ngoài da khác khiến người bệnh không quan tâm điều trị. Nhiều người còn có thói quen bị bất cứ bệnh gì cũng đến tiệm thuốc tây mua thuốc điều trị mà không hề hay biết bệnh vảy nến có nguy hiểm không. Nếu không uống đúng thuốc, điều trị đúng phương pháp, rất có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm, gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến cuộc sống lâu dài về sau. Chẳng hạn ảnh hưởng đến thị lực, gây nên bệnh tim mạch, tiểu đường type 2,…

2. Các biến chứng bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời 

2.1. Biến chứng nhiễm trùng da

Có khoảng 50% trường hợp những người mắc bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở những vùng da tổn thương. Việc bệnh nhân liên tục gãi, mặc những loại quần áo bó sát cơ thể hay va chạm với những vật dụng sinh hoạt hàng ngày sẽ vô tình khiến các mảng vảy nến bị bong tróc, xây xước, rướm máu. Điều này làm vết thương bị hở, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh, làm kéo dài thời gian điều trị.

2.2. Biến chứng tim mạch

Bệnh có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và huyết áp người bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh bắt buộc dùng những loại thuốc gây tác dụng phụ, làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, tăng huyết áp, tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, đột quỵ, lên cơn đau tim,…

Biến chứng bệnh vảy nến rất nguy hiểm với tim mạch

Biến chứng bệnh vảy nến rất nguy hiểm với tim mạch (Nguồn: alobacsi.vn)

2.3. Biến chứng lên thận

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Thực tế nếu không được sớm điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận, làm hư thận, suy thận. Ngoài ra, nếu bệnh nhân dùng không đúng thuốc cũng làm tăng nguy cơ suy thận.

2.4. Biến chứng lên xương khớp

Vì đây là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn nên chúng có thể tái phát. Với những người bị thể viêm khớp vảy nến, việc tổn thương ở các xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Tùy theo từng thời điểm tái phát mà các khớp xương bị sưng to, đau nhức và lớp da đóng thành từng mảng vảy trắng rất khó chịu. 

Các khớp xương ở tay hoặc chân sưng to, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

Các khớp xương ở tay hoặc chân sưng to, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh (Nguồn: xuongkhoparia.com)

2.5. Biến chứng rối loạn chuyển hóa

Người bị bệnh này có nguy cơ cao mắc một số bệnh khác như béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng huyết áp,…

2.6. Biến chứng tiểu đường type 2

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng. Khi bệnh đã chuyển biến đến tình trạng trung bình hay nặng thì bệnh nhân có thể bị bệnh tiểu đường type 2. Đây là biến chứng nguy hiểm, làm suy giảm hệ miễn dịch và tuổi thọ nhanh chóng.

2.7. Biến chứng tâm lý

Tổn thương trên da gây nên những mảng da xù xì, thô kệch kèm theo vảy trắng dễ bị bong tróc khiến người bệnh thiếu tự tin, mặc cảm, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Lâu dần dễ bị trầm cảm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2.8. Dị tật thai nhi nếu dùng thuốc điều trị khi mang thai

Giai đoạn đầu của bệnh, nếu bệnh nhân không thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe hay chú ý quan sát những thay đổi trên cơ thể thì sẽ không biết mình đang mắc bệnh và không dùng đúng thuốc điều trị. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, nếu dùng thuốc không đúng cách, thai nhi rất dễ bị dị tật.

Vì vậy, các xét nghiệm dị tật thai nhi quan trọng cũng như thăm khám, theo dõi sức khỏe mẹ bầu và thai nhi là cực cần thiết để biết được chính xác tình trạng.

Dị tật thai nhi nếu dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến

Dị tật thai nhi nếu dùng thuốc điều trị bệnh vảy nến (Nguồn: benhviemphukhoa.net)

3. Tác hại của bệnh vảy nến gây ra trong cuộc sống

3.1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Vảy nến gây nên những mảng da bị tổn thương với hình dạng xấu xí, thô kệch, mất thẩm mỹ. Điều này thể hiện rõ ở những bệnh nhân bị thể vảy nến da đầu, mụn mủ,…

3.2. Vận động khó khăn

Tình trạng này có thể thấy rõ ở những người bị bệnh vảy nến thể viêm khớp và móng. Các khớp, xương bị sưng to, nhức, có thể gây ngứa hoặc không, dẫn đến vận động khó khăn.

3.3. Gây rụng tóc, chảy máu

Trường hợp này thường bắt gặp ở người bị bệnh vảy nến thể da đầu. Các vảy trắng đóng thành từng mảng dày, bít các nang tóc, tóc vẫn có thể mọc bình thường nhưng tỉ lệ tóc bị rụng cao. Tình trạng ngứa cũng khiến bệnh nhân liên tục gãi, làm chảy máu da đầu, gây viêm.

Vảy nến có thể gây rụng tóc

Vảy nến có thể gây rụng tóc (nguồn: cloudfront.net)

3.4. Ảnh hướng đến tâm lý

Bệnh vảy nến có ảnh hưởng gì không tới cuộc sống hằng ngày? Người bệnh nên xác định sống chung với bệnh đến cuối đời. Những triệu chứng của bệnh sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy không thoải mái, tự ti về dáng vẻ bên ngoài của mình. 

4. Khi bị vảy nến cần làm gì

4.1. Chẩn đoán bệnh vảy nến

Các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua quan sát bằng mắt thường hoặc làm sinh thiết da. Tùy vào cơ sở thăm khám và bác sĩ mà có cách áp dụng chẩn đoán khác nhau.

4.2. Điều trị vảy nến theo phác đồ

Tùy vào thể bệnh và tình trạng bệnh mà có phác đồ điều trị riêng. Tuy nhiên, thông thường sẽ bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn điều trị triệu chứng bệnh và giai đoạn duy trì không cho bệnh tái phát.

Giai đoạn điều trị biến chứng sử dụng phương pháp điều trị ngay tại chỗ, phương pháp toàn thân hoặc kết hợp cả hai phương pháp này cùng lúc. Giai đoạn duy trì sự ổn định, hạn chế sự tái phát của bệnh, người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ, giữ vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc da đều đặn mỗi ngày.

4.3. Thay đổi lối sống

Một trong những nguyên nhân gây bệnh là có lối sống không lành mạnh, làm hệ miễn dịch suy yếu. Người bệnh có thể khắc phục bằng cách thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động nhiều, ít nhất 30 phút cho mỗi ngày. Không thức khuya, tránh suy nghĩ tiêu cực hoặc sử dụng các loại thực phẩm tăng sức đề kháng hỗ trợ miễn dịch cho cơ thể. 

4.4. Chăm sóc da kỹ hơn

Việc chăm sóc da rất quan trọng đối với những người bị bệnh vảy nến. Chăm sóc da giúp làm mềm da, hạn chế ngứa, bong tróc gây viêm da. Người bệnh có thể dùng bộ sản phẩm trị vảy nến làm dịu da, chăm sóc da toàn diện. Với những người đang trong tình trạng nặng, có thể dùng bộ sản phẩm trị vảy nến dành cho da nhạy cảm.

Người bị thể bệnh vảy nến da đầu có thể dùng bộ sản phẩm trị vảy nến da đầu nhẹ Dr Michaels Soratinex kết hợp điều trị.

4.5. Chế độ ăn uống đúng cách

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng và mức độ hồi phục của bệnh. Không dùng đồ uống có ga, chứa các chất kích thích như rượu, bia, trà, thuốc lá,… Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như sữa, kem, phô mai vì chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.

Những thực phẩm người bệnh nên ăn như các loại cá biển, rau củ quả tươi, các loại hạt như hạt mè đen, hạt hạnh nhân, hạt phỉ,… Đặc biệt, bạn nên biết đến 12 công dụng của đu đủ xanh cho sức khỏe trong đó có giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến. Ngoài ra bạn có thể dùng yến mạch dạng bột để ngâm mình trong nước ấm giúp đỡ ngứa và làm mềm da rất hiệu quả. 

Đu đủ xanh giúp chữa trị vảy nến

Đu đủ xanh giúp chữa trị vảy nến (nguồn: nhathuoclongchau.com)

Hy vọng với những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi bệnh vảy nến có nguy hiểm không của nhiều người. Khi xuất hiện những dấu hiệu khởi phát của bệnh, bạn có thể đăng ký gói khám chuyên khoa da liễu tại cơ sở y tế uy tín để biết được chính xác tình trạng bệnh, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm. 

Comments to: Bệnh vảy nến có nguy hiểm không, biến chứng tác hại không nên xem nhẹ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *