Bột giặt, sữa tắm, dầu gội, nước rửa chén… đều là những hóa phẩm có sẵn trong mỗi gia đình và chứa đựng nguy cơ gây ra những vụ ngộ độc cho trẻ nếu uống nhầm. Vậy nên, ba mẹ cần nắm vững các kĩ năng sơ cứu sau đây để giúp bé vượt qua được sự nguy hiểm tới sức khỏe khi bị ngộ độc.

1. Dấu hiệu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

  • Về hô hấp: Trẻ bị suy hô hấp, khó thở, thở nhanh, mặt tím tái, cánh mũi phập phồng, co kéo cơ hô hấp ở cổ, hõm ức.
  • Về tiêu hóa: Trẻ bị đau họng, nôn, môi và lưỡi đỏ, phồng rộp, chảy máu, đau khu trú vùng thượng vị, mũi ức hoặc đau lan tỏa khắp bụng.
  • Các dấu hiệu khác: Da trẻ tái lạnh, nhợt nhạt, có khi nổi các vân tím, hốt hoảng la khóc, thậm chí có thể hôn mê.

cach so cuu khi tre bi ngo doc hoa chat

2. Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

Trước tiên, cần làm loãng lượng hóa chất trẻ nuốt phải để làm giảm khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hoặc sữa.

Sau đó, nếu trẻ không bị hôn mê, cần tiến hành gây nôn cho trẻ. Cho trẻ uống 200 – 300ml nước muối 0,9%, rồi dùng ngón tay gãi họng để trẻ nônhóa chất ra. Chú ý: không gây nôn khi uống các hóa chất có tính ăn mòn mạnh (xăng dầu, a xít, bazơ)

Bên cạnh đó, có thể dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo… để ngăn cản sự hấp thu chất độc của dạ dày, ruột. Đây là những thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.

Nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat để tạo phản ứng kết tủa, giảm thiểu sự tác động của độc tố đối với dạ dày, ruột.

Sau khi sơ cứu, ba mẹ cần trấn an tinh thần để trẻ không hoảng loạn, bình tĩnh để giúp ba mẹ tìm hiểu nguyên nhân sự việc. Ba mẹ hãy hỏi bé để biết được loại hóa chất bé đã uống, số lượng, thời gian uống và các thông tin khác.

cach so cuu khi tre bi ngo doc hoa chat 1

Nếu trẻ vẫn còn biểu hiện của sự suy hô hấp, mạch đập bất thường, tụt huyết áp, vã mồ hôi sau khi sơ cứu, ba mẹ cần nhanh chóng chuyển trẻ đến bệnh viện để điều trị tiếp.

3. Phòng ngừa ngộ độc hóa chất cho trẻ nhỏ

Để tránh các vụ ngộ độc hóa chất đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

Các hóa phẩm trong nhà phải được đặt xa tầm với của trẻ. Đặc biệt, các hóa chất có độc tính cao như dung môi pha sơn, thuốc diệt côn trùng… cần để ở những nơi riêng biệt, không để trẻ lấy được.

cach so cuu khi tre bi ngo doc hoa chat 2

Không để các loại hóa chất trong tầm tay của trẻ nhỏ.

Để tránh gây nhầm lẫn cho trẻ, không đựng đồ uống vào các chai lọ trước đây đã đựng hóa chất và ngược lại, không đựng các hóa chất vào các chai lọ từng đựng đồ uống trước đây.

Luôn giám sát mọi hoạt động của bé, tuyệt đối không để bé chơi một mình.

Comments to: Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *