Muốn điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả thì một mục tiêu quan trọng là giữ ổn định đường huyết cơ thể. Để xác định được điều này, bạn cần đo chỉ số đường huyết HbA1c. Vậy chỉ số này là gì và căn cứ vào đâu để điều chỉnh đường huyết phù hợp?

1. Ý nghĩa chỉ số đường huyết HbA1c trong kiểm soát glucose ở bệnh nhân đái tháo đường

1.1. Chỉ số HbA1c trong xét nghiệm máu là gì? Được hình thành như thế nào?

Trong tế bào hồng cầu của máu có một thành phần cấu tạo nên nó có tên gọi Hemoglobin (Hb). Tình trạng liên kết giữa Hb với đường Glucose trong máu được gọi là HbA1c, nó chiếm phần lớn ở người lớn. Chức năng của nó là vận chuyển oxy và đường glucose đi khắp cơ thể. 

Khi HbA1c hình thành, nó sẽ sống trong hồng cầu 120 ngày, sự hình thành xảy ra chậm 0,05% trong ngày và thay đổi sớm nhất trong 4 tuần lễ. 

Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết HbA1c sẽ khoảng 4-6% trong toàn bộ Hemoglobin. Nếu như chỉ số này tăng thêm 1% thì lúc này chỉ số HbA1c được đánh giá là đang tăng cao. Nếu HbA1c trên 6,5% thì chứng tỏ đường trong cơ thể bạn đang không được kiểm soát tốt. 

Xét nghiệm HbA1c cho bạn biết sự cân bằng đường huyết trong cơ thể

Xét nghiệm HbA1c cho bạn biết sự cân bằng đường huyết trong cơ thể (Nguồn: oncologynews.com)

1.2. Xét nghiệm HbA1c có ý nghĩa như thế nào

Để thực hiện xét nghiệm tiểu đường HbA1c, bạn sẽ được bác sĩ lấy một mẫu máu nhỏ để đo trong phòng xét nghiệm. Có khá nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện đo. Kết quả sẽ là tỷ lệ phần trăm HbA1c trong Hemoglobin. Bạn nên tham khảo quy trình khám tiểu đường gồm những gì, ở đâu uy tín để có những chuẩn bị tốt nhất và giúp xét nghiệm cho ra kết quả chính xác. 

Bởi chỉ số HbA1c là chỉ số hữu ích giúp bạn biết được mức đường huyết trung bình của mình trong khoảng thời gian gần đây là bao nhiêu. Từ đó bạn có thể biết được mình có đang kiểm soát đường huyết tốt không và có những biện pháp cải thiện nếu nó đang ở mức không bình thường. Đây còn là xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường. Để có được kết quả chính xác nhất về chỉ số đường huyết, thay vì sử dụng các thiết bị đo tại nhà, bạn nên đến bác sĩ để biết chỉ số HbA1c của mình chính xác hơn. 

Khi nào thì bạn nên cần xét nghiệm HbA1c? Đối với những người mắc tiểu đường thì nên xét nghiệm thường xuyên từ 2-4 lần/năm. Hoặc nếu bạn không mắc bệnh nhưng có một số dấu hiệu như: tăng đi tiểu, khát nước, mờ mắt, mệt mỏi, nhiễm trùng lâu lành thì bạn nên đi khám để kiểm tra chỉ số đường huyết của mình, bởi có thể đây là những biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Từ các kết quả xét nghiệm, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể biết được trong thời gian qua mình đã kiểm soát lượng đường tốt chưa, để có kế hoạch điều chỉnh sinh hoạt, ăn uống. Từ đó tránh được các biến chứng xấu của bệnh. Nhìn chung, việc xét nghiệm HbA1c là một xét nghiệm cần thiết ở cả người bệnh và người bình thường. Bạn nên ít nhất 1 năm đăng ký gói khám tổng quát sức khỏe tại các bệnh viện uy tín để theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể. 

Xét nghiệm chỉ số HbA1c cho cái nhìn tổng quan về mức biến động đường huyết trong thời gian dài

Xét nghiệm chỉ số HbA1c cho cái nhìn tổng quan về mức biến động đường huyết trong thời gian dài (Nguồn: myweightlossfun.com)

1.3. Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường

Như đã đề cập ở trên, chỉ số HbA1c của người bình thường sẽ rơi vào khoảng 4-6%. Nếu như chỉ số của bạn cao hơn mức này (trên 6,5%) thì chứng tỏ bạn đang không kiểm soát tốt lượng đường của mình. Với kết quả này, bạn đang có nguy cơ cao bị mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nó không phải là chỉ số để chẩn đoán bệnh. Để biết chính xác bạn có mắc tiểu đường hay không thì cần thực hiện nhiều các xét nghiệm khác. Xét nghiệm HbA1c dùng để theo dõi lượng đường huyết và kết quả bệnh nhân điều trị. 

2. Cách kiểm soát chỉ số đường huyết HbA1c

Để kiểm soát được chỉ số đường huyết thì việc theo dõi chỉ số này HbA1c là rất quan trọng. Đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc tiểu đường nên theo dõi chỉ số này ít nhất 2 lần/năm. Một số trường hợp đường huyết không ổn định thì bạn nên xét nghiệm 3 tháng/lần. Có hai cách để theo dõi đường huyết. 

Đó là việc theo dõi đường huyết tại nhà, sẽ cho bạn thấy mức đường ở thời điểm hiện tại là bao nhiêu. Trong khi đó, theo dõi đường huyết theo chỉ số HbA1c cho bạn thấy một bức tranh tổng quát hơn về tỷ lệ trung bình đường của bạn trong khoảng 2-3 tháng gần đây. Từ đó bạn sẽ có chế độ ăn uống và điều trị phù hợp. 

Kiểm soát đường huyết tốt là khi mức chỉ số đường huyết HbA1c của bạn luôn dưới 6,5%. Tuy nhiên cũng không nên để chỉ số này ở mức quá thấp vì có thể gây ra tình trạng tụt đường huyết khá nguy hiểm, do đó bạn nên tham khảo các tư vấn của bác sĩ.

Nhiều bệnh nhân thắc mắc, với lượng đường huyết luôn biến động không ngừng thì làm sao để luôn giữ nó ở mức ổn định? Để làm được điều này, bạn cần tuân thủ một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện nghiêm ngặt. Bạn nên ăn nhiều các loại rau xanh giúp cải thiện đường huyết.  Thời gian trong ngày, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để kịp thời điều chỉnh lượng đường trong máu của mình. 

Một trong những cách tốt để duy trì đường huyết đó chính là sử dụng các loại thảo mộc, thảo dược tốt, ít đường và giúp góp phần giảm đường trong máu. Một số các loại thực phẩm thiên nhiên mà bạn có thể lựa chọn để điều trị bệnh tiểu đường đó là tảo Spirulina, khổ qua, dây thìa canh, nấm linh chi,… Một cách nhanh chóng và tiện lợi, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng chất lượng giúp duy trì đường huyết hiệu quả

Luyện tập yoga là cách tốt để kiểm soát lượng đường huyết trong máu

Luyện tập yoga là cách tốt để kiểm soát lượng đường huyết trong máu (Nguồn: onecms.io)

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm có lợi cho việc kiểm soát đường huyết, bạn cũng nên kết hợp luyện tập để có kết quả điều trị như ý. Hãy cùng  tham khảo 3 bài tập yoga đơn giản tại nhà dưới đây để kiểm soát lượng đường trong máu. 

Đầu tiên đó là tư thế rắn hổ mang, bạn nằm úp sàn nhà, sau đó chống bàn tay xuống sàn nhà, khuỷu tay và gối chạm đất. Sau đó bạn từ từ nâng người lên để lồng ngực rời mặt đất. Bạn hít thở đều, mắt nhìn lên phía sàn nhà, giữ tư thế này trong 10 giây. 

Tư thế thứ hai cũng khá đơn giản đó là Kapalbhati. Với tư thế này, bạn bắt chéo hai chân, thẳng lưng và tay bắt ấn. Thư giãn tất cả các cơ và hít thở khoảng 20-25 nhịp. Mỗi ngày lặp lại 10 lần động tác này. 

Động tác thứ ba đó là Vajrasana. Bạn ngồi gập chân về phía sau, gót chân chạm mông, sau đó đặt lòng bàn tay lên đầu gối, giữ cổ và cột sống thẳng. Hãy hít thở nhẹ nhàng, khi thở hãy ép bụng lại. Thực hiện hít thở khoảng từ 10-15 lần, và từ từ tăng số lần trong các lần tập tiếp theo. 

3. Tại sao cần kiểm soát chỉ số đường huyết HbA1c

Kiểm soát chỉ số đường huyết HbA1c là việc cần thiết trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh xuất phát từ việc đường huyết không được kiểm soát tốt và tăng mạnh. Để biết nên điều chỉnh như thế nào cho chuẩn, cần biết chỉ số đường huyết hiện tại là bao nhiêu để có phương pháp điều trị phù hợp. 

Việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng để tránh các hiện tượng biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Bệnh tưởng chừng như ít nguy hiểm, nhưng nó chính là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý khác, nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. 

Trên đây là các thông tin về chỉ số đường huyết HbA1c giúp bạn có thể kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Với ý nghĩa và lợi ích mà việc theo dõi, xét nghiệm chỉ số này mang lại, chắc chắn sẽ giúp bạn có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của mình hơn. Nếu vẫn còn đang lo lắng về tình trạng bệnh tiểu đường của mình, hãy tham khảo các gói dịch vụ điều trị tiểu đường tại các bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, mang đến một sức khỏe tốt nhất cho bạn.

Comments to: Chỉ số đường huyết HbA1c là gì, cách đọc và kiểm soát tốt nhất

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *