Dưới đây là những thông tin về cúm A và cúm B khác nhau như thế nào? Những thông tin này sẽ giúp bạn phân biệt cũng như đánh giá được mức độ nguy hiểm cho từng loại bệnh dịch cúm A B.

1. Cúm A và cúm B khác nhau như thế nào?

Không chỉ là bệnh thường xuyên lây nhiễm ở trẻ nhỏ mà cúm A và cúm B hay gặp ở người lớn. Vậy sự khác nhau của 2 bệnh này như thế nào, tham khảo phân tích theo thông tin sau:

1.1. Cúm A là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây cúm A

Cúm A là bệnh do các chủng virus H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Đây là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh được cảnh bảo là nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao và lan nhanh rộng trong cộng đồng. Có khác nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh cúm A. Tuy nhiên, những dấu hiệu này lại trùng với một số bệnh thông thường nên bạn cần cẩn thận khi xem xét và đánh giá bệnh. Việc xác định được nguyên nhân gây nên bệnh cúm A sẽ tạo điều kiện cho việc chữa trị cũng như chủ động phòng chống bệnh hiệu quả hơn.

Sổ mũi là một trong những dấu hiệu của cúm A

Sổ mũi là một trong những dấu hiệu của cúm A (Nguồn: healthplus.vn)

1.1.1. Dấu hiệu nhận biết cúm A

Những dấu hiệu nhận biết cúm A thường bị lầm tưởng là bệnh khác. Tuy nhiên, bệnh cũng có những dấu hiệu đặc trưng như: sốt cao đột ngột trên 38 độ, ho, đau họng, sổ mũi, đau cơ, mệt mỏi,…  Một số trường hợp bệnh nặng thì chuyển sang suy hô hấp nặng nề dễ dẫn đến tử vong. Do đó, bạn cần theo dõi quan sát dấu hiệu bệnh cúm A cẩn thận. Để giảm thiểu tối đa khó chịu của dấu hiệu bệnh, người bệnh cần bổ sung các thực phẩm có vitamin C để tăng cường đề kháng với bệnh. 

1.1.2. Nguyên nhân gây cúm A

Hiện nay, cúm A được xác định là do virus gây nên. Những chủng virus gây nên bệnh là H1N1, H5N1 và H7N9. Virus này được đánh giá là sống lâu trong môi trường. Chúng có thể lưu trú ở nhiều nơi như tay, bàn ghế, quần áo, cầu thang, … Bệnh phát triển lý tưởng vào mùa đông và những nơi ẩm mốc như nhà kho, hồ bơi, gầm bàn, gầm ghế… 

1.2. Cúm B là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân gây cúm B

Cúm B là bệnh đường hô hấp thông thường. Bệnh được xác định là lành tính và chỉ do một chủng virus gây nên cho người bệnh. Bệnh không gây nguy hiểm, có diễn biến đơn giản. Tuy nhiên bệnh có thể kết hợp với những bệnh khác tạo nên những bệnh nặng nề hơn.

1.2.1. Dấu hiệu nhận biết bệnh cúm B

Bạn có thể quan sát và theo dõi những dấu hiệu sau đây để kịp thời phát hiện bệnh cúm B. Dấu hiệu thường gặp là: sốt, viêm đường hô hấp trên và dưới, …

1.2.2. Nguyên nhân gây cúm B

Theo nghiên cứu khoa học, bệnh do 1 chủng virus B gây ra cho người bệnh. Virus này có đặc tính là hoạt động mạnh vào mùa đông, mùa lạnh, mùa giao mùa. Virus lây nhanh qua đường hô hấp, không khí.

Sốt là một trong nhiều dấu hiệu bệnh cúm B

Sốt là một trong nhiều dấu hiệu bệnh cúm B (Nguồn: khoevadep24h.com)

2. Cúm A và cúm B, bệnh nào nguy hiểm hơn

Việc biết được cúm A và cúm B khác nhau như thế nào  sẽ là cơ sở xác định cúm A hay cúm B nguy hiểm hơn của bệnh. Cúm A và cúm B thì cúm A nguy hiểm hơn rất nhiều. Virus cúm A luôn có sự thay đổi về cấu trúc kháng nguyên nên việc chữa trị cũng như diễn tiến của bệnh phức tạp. 

Virus cúm B được xác định là lành tính nên chỉ có khả năng gây nên những dịch bệnh nhẹ cho người. Cúm A có thể gây nên tình trạng tử vong ở người vô cùng nguy hiểm. Bệnh có diễn biến nhanh và nặng cho cả người lớn và trẻ em. 

Vì vậy, bạn hãy quan tâm đến từng biểu hiện bất thường của cơ thể để chủ động khám chuyên khoa được bác sĩ giỏi kiểm tra, chẩn đoán sớm từ đó nâng cao khả năng điều trị.

Rửa tay thường xuyên để ngừa bệnh

Rửa tay thường xuyên để ngừa bệnh (Nguồn: webtretho,com)

3. Cách phòng tránh các loại bệnh cúm

Tổ chức y tế khuyến cáo nên chủ động phòng ngừa là cách ngăn ngừa dịch bệnh tối ưu nhất hiện nay. Mỗi bệnh cúm ngoài cách phòng ngừa chung như giữ gìn vệ sinh, ngăn ngừa virus phát triển lây lan… thì sẽ có thêm những lưu ý phòng tránh khác dành cho từng loại.

3.1. Cách phòng tránh bệnh cúm A

Để xác định bệnh, người bệnh sẽ được thực hiện test cúm A B. Đối với bệnh cúm A, các phòng tránh bệnh sẽ bao gồm tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, ngăn ngừa những nguyên nhân xung quanh, chủ động trang bị khẩu trang khi đi ra ngoài, không tiếp xúc với người bệnh cúm A, không tự ý sử dụng thuốc cảm cúm nếu chưa xác định được là cúm gì… 

3.2. Cách phòng tránh bệnh cúm B

Bệnh cúm B cần được phòng tránh bằng cách vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Chủ động đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh nhiễm virus. Không dùng chung đồ với người bị bệnh cúm B và hãy rửa tay thường xuyên.

Biểu hiện cúm A B đều gây nên những tổn hại về sức khỏe cho người. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bạn cần chủ động phòng chống bệnh hàng ngày bằng cách giữ gìn vệ sinh, tránh xa vùng có thể có bệnh. 

Đồng thời tăng cường bổ sung dưỡng chất, phòng chống bệnh bằng các loại rau củ trái cây hữu cơ đảm bảo an toàn cho sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng, sử dụng trong bữa ăn hàng ngày nhiều thực phẩm tăng cường đề kháng miễn dịch.

Virus cúm B trong người

Virus cúm B trong người (Nguồn: sciencephoto.com)

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề cúm A và cúm B khác nhau như thế nào mà bạn nên biết để chủ động phòng chống bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn đừng quên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để nắm rõ thể trạng cơ thể, nếu có bệnh hay nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh sẽ kịp thời phát hiện và điều trị.

Comments to: Cúm A và cúm B khác nhau như thế nào? Bệnh nào nguy hiểm hơn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *