Đau đầu là triệu chứng hay gặp mỗi ngày trong cuộc sống. Những cơn đau bất thường có thể là những báo hiệu chứng minh cơ thể đang gặp vấn đề. Vậy đau đầu là triệu chứng của bệnh gì và đau đầu làm những xét nghiệm gì để phát hiện bệnh chính xác nhất?
1. Đau đầu có nguy hiểm không
Triệu chứng đau đầu hầu hết chúng ta đều trải qua ít nhất một vài lần trong đời. Đau đầu xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng do quá phổ biến nên đa số mọi người bỏ qua hoặc tự chữa bằng các loại thuốc giảm đau thay vì đến bác sĩ. Có hai kiểu đau đầu là đau đầu nguyên phát và thứ phát.
Đau thứ phát là những cơn đau đột ngột, đau đớn do tổn thương trong, ngoài sọ. Đau đầu khởi phát đến nhanh nhưng không đột ngột mà thường là những cơn đau âm ỉ dài ngày. Đau đầu làm những xét nghiệm gì? Đau đầu là triệu chứng không nên làm ngơ vì rất có thể đây là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh hay các bệnh lý nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn nên đến các địa chỉ bệnh viện khám sức khỏe uy tín để xét nghiệm, thăm khám kịp thời trước khi bệnh tiến triển nặng hơn.
Đau đầu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (Nguồn: benhhocmatngu.vn)
2. Đau đầu là triệu chứng của những bệnh gì
2.1. Do chấn thương hay do tai nạn
Nhiều bệnh nhân sau tai nạn xuất hiện máu tụ trong sọ dẫn tới hiện tượng đau đầu. Ngoài ra, có trường hợp tai nạn không rõ ràng như va đầu vào tường, cao huyết áp cũng dẫn đến triệu chứng trên. Cơn đau một bên đầu thường đi kèm yếu nửa người và nôn mửa. Trường hợp phát hiện sớm thường được bác sĩ chỉ định mổ để bơm rửa và giải phóng chèn ép hệ thần kinh.
2.2. Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine là nguyên nhân thường gặp nhất. Triệu chứng của bệnh là những cơn đau nửa đầu theo từng cơn và mức độ đau tăng dần, da đầu giật theo nhịp và khi đau kèm cảm giác buồn nôn, rối loạn thị giác. Đau đầu làm những xét nghiệm gì? Khi xuất hiện những triệu chứng trên bạn nên đến đăng ký ngay khám sức khỏe chuyên sâu và chụp chiếu tại bệnh viện uy tín để xác định chính xác bệnh lý.
2.3. Khối u não chèn ép
Nguyên nhân do khối u não chèn ép nhìn chung khá hiếm gặp. Cơn đau do khối u thường đau vào lúc nửa đêm gần sáng và đau tăng dần kèm theo hiện tượng choáng váng, buồn nôn. Về lâu dài có thể dẫn tới mất thị lực, khó nói hay động kinh co giật.
2.4. Bệnh lý răng hàm mặt và cột sống cổ
Các bệnh lý liên quan đến răng hàm mặt hay cột sống cổ gây ảnh hưởng đến vùng trán, gáy. Triệu chứng này thường đi kèm hiện tượng giảm thị lực, sốt và những cơn đau đầu kiểu điện giật rất khó chịu.
Hiện tượng đau đầu có thể liên quan đến các bệnh lý răng hàm mặt (Nguồn: baomoi.com)
2.5. Bệnh lý tim mach
Đau đầu do bệnh lý tim mạch cũng có thể xảy ra. Đau đầu đi khám gì khi những cơn đau dai dẳng, âm ỉ hàng ngày. Bạn nên đi khám hệ tim mạch vì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm về tim.
2.6. Stress, căng thẳng
Nguyên nhân gây đau đầu thường gặp là do stress trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Dạng đau đầu này có dấu hiệu là những cơn đau lặp lại trong một điều kiện, hoàn cảnh nhất định nào đó. Đau đầu do căng thẳng nên nghỉ ngơi, thư giãn với các bài bấm huyệt giảm đau đầu, buồn nôn tức thì hoặc thưởng thức các món đồ uống giảm tress thư giãn hiệu quả hàng ngày để cải thiện tình hình hiện tại.
2.7. Nhiễm trùng não, viêm màng não
Đau đầu do nhiễm trùng, viêm màng não thường có biểu hiện sốt sao, đau đầu lan nhanh và liên tục thường kèm theo cứng vùng gáy, sợ nhìn ánh sáng, nghe tiếng động mạnh. Đau đầu làm những xét nghiệm gì khi nguyên nhân do bệnh nhiễm trùng não? Việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh này chủ yếu dựa theo cách dò dịch não tủy, xét nghiệm máu hoặc chụp cộng hưởng từ trong sọ não.
Căng thẳng thường ngày cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng đau nhức đầu (Nguồn: kenh14.vn)
3. Đau đầu làm những xét nghiệm gì để phát hiện bệnh chính xác nhất
3.1. Chụp CT sọ não
Đau đầu nên chụp gì? Chụp CT sọ não là phương nhanh gọn giúp xác định tình trạng não bộ có bị tổn thương hay không. Các bệnh nhân đau đầu chức năng, đau đầu do căng thẳng thường có hình ảnh chẩn đoán bình thường.
3.2. Chụp cộng hưởng từ sọ não
Đây là kỹ thuật chụp tiên tiến được dùng trong chẩn đoán bệnh lý thần kinh. Hình ảnh sau chụp có thể thấy rõ những bệnh lý tổn thương ở não và tìm ra nguyên nhân gây đau đầu.
3.3. Chụp cộng hưởng từ mạch não
Đây là thủ thuật chụp dùng để đánh giá phần mạch máu trong và ngoài sọ não nhằm chẩn đoán các căn bệnh như xơ vữa, tắc động mạch hay huyết khối xoang.
3.4. Chụp mạch mã hóa xóa nền DSA
Chụp mạch mã hóa chỉ được bác sĩ chỉ định khi cần chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến mạch máu.
3.5. Điện não đồ
Điện não đồ giúp ghi lại các hoạt động của não bộ. Phương pháp này rất có giá trị khi chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân động kinh.
3.6. Siêu âm mạch cảnh
Siêu âm mạch cảnh dùng để phân loại, kiểm tra với trường hợp mắc bệnh xơ vữa động mạch cảnh. Bệnh lý này là nguyên nhân chính khiến lượng máu lên não giảm gây ra các cơn đau đầu âm ỉ kéo dài.
3.7. Siêu âm xuyên sọ
Đây là phương pháp hay giúp theo dõi tình trạng mạch não co thắt áp dụng theo dõi, đánh giá hiện tượng chết não. Siêu âm xuyên sọ có thể nói là một trong những ứng dụng vô cùng quan trọng giúp phát hiện dị dạng động tĩnh mạch não.
3.8. Xét nghiệm dịch não tủy
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xét nghiệm dịch não tủy khi bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu kèm sốt cao. Ngoài ra, tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ cần làm thêm các xét nghiệm lâm sàng khác nhằm tìm ra nguyên nhân gây đau đầu như xét nghiệm phân tích tế bào máu, nước tiểu hay thăm dò các chức năng cơ quan liên quan như thận, tim, gan.
Xét nghiệm dịch não tủy (Nguồn: kythuatxetnghiem.com)
4. Quy trình chẩn đoán đau đầu như thế nào
4.1. Hỏi thông tin
Bác sĩ cần biết chính xác những triệu chứng, tần suất và diễn biến các cơn đau đầu cũng như bạn đã từng điều trị bằng phương pháp nào chưa để chẩn bệnh chính xác nhất.
4.2. Khám lâm sàng
Khám lâm sàng bao gồm kiểm tra nhiệt độ, huyết áp và bắt đầu tiến hành kiểm tra mắt, mũi, xoang, tai xem có dấu hiệu chảy máu, nhiễm trùng không. Ngoài ra, bác sĩ cần kiểm tra kỹ càng về hệ thống thần kinh và xem xét phần đầu có dấu hiệu tổn thương hay không.
4.3. Các xét nghiệm
Đau đầu làm những xét nghiệm gì? Bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm sinh hóa hoặc huyết học. Sau khi có kết quả, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ bổ sung các phương pháp khám nghiệm khác nhằm chẩn đoán lại bệnh với độ chính xác cao hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: baomoi.com)
Đau đầu làm những xét nghiệm gì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Tuy rằng triệu chứng này đôi khi chỉ là dấu hiệu của sự mệt mỏi đầu óc do làm việc quá sức nhưng bạn cũng không nên lơ là vì rất có thể đây cũng là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên chú ý khám sức khỏe tổng quát định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm nếu chẳng may mắc bệnh để tiết kiệm chi phí và tránh những biến chứng xấu về sức khỏe.
No Comments
Leave a comment Cancel