Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng bị đau háng khi mang thai thì rất hoang mang và bất an. Để hiểu biết rõ hơn về vấn đề này cũng như tìm ra nguyên nhân và cách thức xử lý bị mẹ bầu bị đau háng, hãy đọc ngay bài viết sau đây nhé!
1. Đau háng khi mang thai có nguy hiểm không?
Đau khớp háng là một triệu chứng khá phổ biến thường xảy ra với các chị em phụ nữ trong thời gian thai kỳ. Thực tế, nó không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến thai nhi nhưng lại mang tới rất nhiều phiền toái và khó chịu cho thai phụ khi di chuyển hay sinh hoạt hàng ngày. Các cơn đau nhức có thể bắt đầu từ vùng lưng, hông rồi lan tới khớp háng, xương chậu, vùng mông. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà hiện tượng đau háng khi mang thai có thể xuất hiện sớm hoặc muộn với mức độ đau khác nhau, tuy nhiên, thông thường mẹ bầu sẽ bị tình trạng này vào những tháng cuối của thai kỳ.
Một số triệu chứng đau khớp háng khi mang thai ở thai phụ (Nguồn: jexmax.com.vn)
2. Nguyên nhân bị đau háng khi mang bầu?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bị đau háng khi mang thai ở các mẹ bầu nhưng chung quy lại là do một số nguyên nhân chính sau:
Tăng cân đột ngột: Khi mang thai, việc nuôi thêm một thai nhi trong bụng cùng với các chế độ dinh dưỡng đặc biệt được bổ sung, cơ thể mẹ bầu sẽ tăng cân một cách nhanh chóng. Sự thay đổi trọng lượng một cách đột ngột ngày tạo ra một áp lực không hề nhỏ lên phần xương khớp phía dưới của cơ thể như khớp háng, đầu gối và khiến chúng bị tổn thương, dẫn đến tình trạng đau nhức.
Do thiếu hụt lượng canxi: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ cần một lượng canxi rất lớn để có thể nuôi dưỡng sự phát triển xương khớp cho thai nhi. Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết, xương khớp của mẹ sẽ trở nên yếu ớt, lỏng lẻo hơn và dễ bị đau nhức, không chỉ ở khớp háng mà có thể lan ra khắp các chi.
Dây chằng bị kéo căng khi dạ con to ra: Dây chằng có chức năng giữ cố định dạ con trong cơ thể, vì vậy, khi dạ con to ra trong quá trình mang bầu, các dây chằng này cũng bị kéo căng khiến việc đi lại của mẹ bầu trở nên rất khó khăn và đau nhức khớp háng.
Mẹ bầu gần sinh mà vận động quá nhiều: Các thai phụ thường được khuyên phải thường xuyên vận động để việc sinh nở được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ vận động quá nhiều thì không những không hề tốt mà ngược lại, nó còn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau háng khi mang thai. Đứng lên, ngồi xuống hay vận động quá nhiều sẽ khiến khớp háng liên tục phải chịu các lực ép lớn để nâng đỡ cơ thể phía trên và khiến vùng xương vốn đã trở nên yếu ớt hơn trong thời gian thai kỳ nhức mỏi dữ dội.
Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể: Hormone Relaxin được sản sinh trong thời gian mang thai có tác dụng làm mềm các dây chằng ở vùng xương chậu, khiến nó giãn nở hơn để chuẩn bị cho thai nhi ra đời. Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến các khớp xương mất ổn định, bị kéo dãn quá mức và chịu áp lực nặng nề gây ra đau nhức cho mẹ.
Thiếu canxi là một trong các nguyên nhân gây ra đau háng khi bầu bí (Nguồn: conlatatca.vn )
3. Tại sao mẹ bị đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu?
Như đã nói ở trên, thông thường, tình trạng đau khớp háng sẽ xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mẹ bầu bị đau háng khi mang thai ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ. Giải thích cho hiện tượng này, các bác sĩ chuyên khoa đưa ra một số nguyên nhân chính sau:
Mẹ bầu tăng cân quá nhanh: Ba tháng đầu của thời gian thai kỳ vô cùng quan trọng khi cơ thể mẹ bầu bắt đầu xảy ra những thay đổi lớn về tâm sinh lý, trong đó có sự thay đổi về cân nặng. Ngoài nguyên nhân mang thêm một bào thai sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, có nhiều trường hợp mẹ bầu được bồi bổ cơ thể một cách quá mức, dẫn đến dư thừa chất dinh dưỡng và tăng cân không kiểm soát. Sự thay đổi đột ngột này sẽ mang tới áp lực lớn cho vùng xương khớp và khiến mẹ bị đau khớp háng.
Mẹ vận động quá sức: Khi mang thai ba tháng đầu, cơ thể vẫn chưa quá nặng nề nên các mẹ bầu thường vẫn sẽ thực hiện các công việc gia đình, công việc xã hội như bình thường. Việc di chuyển, làm việc hay đứng lên ngồi xuống nhiều có thể khiến xương chậu phải chịu áp lực lớn từ thai nhi và gây ra tình trạng đau nhức khớp háng, xương mu.
Thay đổi nội tiết tố sau khi mang thai: Việc sản sinh ra hormone Relaxin làm giãn các mô liên kết trong cơ thể cũng như sự co giãn quá mức của các dây chằng sẽ khiến hệ thống xương khớp của mẹ dễ bị tổn thương hơn và có khả năng gây đau mỏi nhiều vùng khớp háng.
Bị thiếu canxi: Trong ba tháng đầu, bào thai sẽ lấy một lượng canxi lớn từ cơ thể mẹ để hình thành hệ thống xương khớp của mình. Nếu mẹ bầu không kịp thời bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt thì sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu xương khớp và nhức mỏi dữ dội.
Tuy không phải là một mối nguy hiểm lớn, tuy nhiên, việc bị đau khớp khi mang thai ngay trong ba tháng đầu thai kỳ có thể là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp mà mẹ bầu phải đối mặt. Vì vậy, để an toàn, bạn nên đến kiểm tra ở các cơ sở khám chữa bệnh thai sản uy tín để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các lưu ý cần phải biết cho mẹ bầu khi mang thai ba tháng đầu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mình và bé.
4. Bị đau háng khi mang thai tháng cuối có sao không?
Trong thời gian mang thai, tháng cuối luôn là tháng mà mẹ bầu phải chịu nhiều khó khăn và vất vả nhất. Hiện tượng đau khớp háng cũng xảy ra nhiều nhất với thai phụ trong thời điểm này.
Lúc này, cơ thể mẹ trở nên vô cùng nặng nề và yếu ớt. Các khớp xương, dây chằng cũng co giãn hết sức để chuẩn bị cho phút chuyển dạ đón bé. Đồng thời, thai nhi cũng gần như đã phát triển kích cỡ và cân nặng ở mức tối đa, tạo ra sức ép rất lớn lên cơ thể mẹ, khiến mẹ bầu gần như không thể vận động mà phải nằm yên nghỉ ngơi.
Vì vậy, tuy rất khó chịu và mệt mỏi, các mẹ cũng không cần phải lo lắng quá khi bị đau háng ở tháng cuối thai kỳ. Đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường, báo hiệu đứa trẻ của bạn sắp chào đời.
Bị đau háng trong tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không? (Nguồn: ppstatic.pl)
5. Cách giảm đau khớp háng khi mang thai
Tuy là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở các thai phụ nhưng thực sự, đau háng khi mang thai mang lại rất nhiều khó khăn, bất tiện và mệt mỏi cho mẹ. Để giảm bớt tình trạng này, bà bầu có thể áp dụng ngay các phương pháp sau đây:
Chườm nóng: Một trong những cách giảm đau tức thời mà lại vô cùng an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng là chườm nóng. Thực hiện chườm nóng ở vùng khớp háng, xương chậu và cả xung quanh sẽ giúp việc lưu thông máu tại đây dễ dàng hơn, các cơ được thả lỏng và giảm nhanh cơn đau. Bạn có thể dùng các loại thảo dược thiên nhiên rất dễ kiếm như gừng, muối hay ngải cứu để tiến hành chườm nóng. Phổ biến nhất là dùng rượu gừng để xoa và massage nhẹ nhàng vùng khớp háng 2-3 lần mỗi ngày hoặc rang ngải cứu cùng với muối và chườm lên khu vực bị đau nhức. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau mỏi, tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp mang tính tạm thời chứ không thể giải quyết dứt điểm cơn đau.
Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn: Việc nằm một chỗ trong thời gian mang thai chắc hẳn sẽ khiến rất nhiều bà bầu cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia, việc nghỉ ngơi thư giãn với phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết, đặc biệt nếu mẹ bầu đã có hiện tượng đau khớp háng. Sức ép từ thai nhi lên xương khớp là rất lớn và kéo dài suốt 9 tháng 10 ngày, càng về cuối sức ép càng tăng nên mẹ bầu cần nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế di chuyển quá nhiều hay làm những công việc nặng nhọc, quá sức như khiêng vác đồ đạc, chạy nhảy, đứng lên ngồi xuống liên tục, đi cầu thang bộ…
Duy trì vận động đúng cách: Nghỉ ngơi thường xuyên nhưng bà bầu cũng cần duy trì một chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý. Các bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai sẽ giúp xương cốt chắc khỏe, khí huyết lưu thông, cải thiện được tình trạng đau nhức mà lại khiến việc sinh đẻ dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể tham gia các khóa học Yoga dành riêng cho phụ nữ mang thai, đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày hoặc tham khảo các bài tập giảm đau mỏi xương khớp phù hợp với tình trạng cơ thể mình.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết rất quan trọng trong quá trình lớn lên của thai nhi cũng như giảm bớt tình trạng đau nhức ở mẹ. Phụ nữ mang thai cần được bổ sung lượng canxi bị thiếu hụt cũng như cung cấp các chất xơ và khoáng chất, vitamin giúp hệ thống xương khớp được chắc khỏe. Một số sản phẩm chứa nhiều canxi mà chị em có thể tham khảo như trứng gia cầm, tôm, các loại sữa và vitamin cho bà bầu… Vì mỗi giai đoạn của thai kỳ lại có một chế độ dinh dưỡng khác nhau nên để có kết quả tốt nhất, mẹ bầu nên đến các bệnh viện thai sản uy tín khám và nghe tư vấn.
Sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ: Khi bụng mẹ bầu phình to lên, đặc biệt là trong những tháng cuối, các sinh hoạt hàng ngày như nằm hay ngồi cũng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, để giảm bớt những cơn đau háng khi mang thai, thai phụ có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đai nâng bụng giúp giảm áp lực lên hông, lưng và vùng xương chậu, hạn chế rung lắc bào thai khi mẹ hoạt động.
Nhờ sự chăm sóc của nhân viên y tế: Nếu bạn đã áp dụng hết những phương pháp trên mà tình trạng đau nhức khớp háng vẫn kéo dài và dữ dội thì bạn cần có sự chăm sóc chuyên nghiệp của các y tá hoặc điều dưỡng viên. Bạn có thể tham khảo các dịch vụ chăm sóc bà bầu toàn diện để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, tránh xảy ra những mối nguy hiểm không đáng có với sức khỏe của mẹ và bé.
Các thực phẩm bổ sung Canxi tốt cho mẹ bầu? (Nguồn: chuatribenhviemkhop.com )
Hy vọng với những thông tin trên, chị em phụ nữ đã phần nào hiểu thêm về hiện tượng đau háng khi mang thai và biết cách giảm bớt các cơn đau nhức nếu ở trong thời kỳ bầu bí. Ngoài ra, để chuẩn bị tốt nhất cho thời gian mang thai, bạn cũng có thể lựa chọn các gói bảo hiểm thai sản uy tín và chất lượng trên Adayroi để yên tâm thư giãn chào đón bé yêu ra đời.
No Comments
Leave a comment Cancel