Đau hông khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho chị em phụ nữ. Để giảm đau bạn cần có biện pháp chăm sóc bản thân đúng cách và tuân thủ theo tư vấn của bác sĩ.
1. Đau hông khi mang thai tháng cuối là như thế nào?
Vào những tháng cuối của kỳ sinh nở, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể cực nặng nề, với áp lực đè lên vùng xương chậu và hông. Gây nên những cơn đau mỏi cơ lưng và đau ở vùng xương này. Mẹ bầu luôn phải cố gắng căng cơ hông để cân bằng trọng lượng ngày càng lớn của thai nhi. Đau hông khi mang thai tháng cuối gây khá nhiều phiền toái cho các mẹ bầu vì khiến việc sinh hoạt, đi lại trở nên khó khăn hơn.
Việc đau hông trong tháng cuối khiến các bà bầu cảm thấy khá khó chịu (Nguồn: readersdigest.ca)
2. Nguyên nhân bị đau hông khi mang thai tháng cuối
2.1. Thai nhi phát triển nhanh và có kích thước lớn hơn
Ba tháng cuối là lúc mà thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất, khiến kích thước em bé tăng lên. Từ đó mà tử cung cũng phải giãn nở để có không gian cho em bé của bạn. Các mẹ sẽ cảm thấy bụng mình căng hơn trong thời gian này và áp lực đè xuống bụng dưới.
2.2. Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu cũng tăng nhanh
Không chỉ em bé mà ngay cả trọng lượng cơ thể của mẹ cũng tăng nhanh. Điều này cũng khiến cho vùng chậu của mẹ phải chịu thêm áp lực, từ đó dẫn tới đau hông.
2.3. Trọng lượng cơ thể của mẹ dồn về phía trước gây áp lực cho phần hông lưng
Khi kích thước bụng càng ngày càng lớn và trọng lượng cơ thể dồn về phía trước,mẹ bầu bắt buộc phải cong lưng để giữ cân bằng. Điều này khiến cho hông phải chịu áp lực lớn. Và từ đó dẫn tới mỏi cơ và đau phần hông này nhiều hơn.
2.4. Thai càng lớn, cột sống càng tăng sức nặng phải chịu đựng
Một trong những tình trạng mà mẹ nào cũng gặp phải đó là việc thay đổi hình dạng cột sống do sức nặng cả em bé trong bụng đè nặng lên mẹ. Cột sống của mẹ trong giai đoạn này trở nên dễ bị tổn thương và lưng cũng đau nhiều hơn bao giờ hết, bởi vật mà mẹ phải chịu các cơn đau hông khi mang thai tháng cuối.
2.5. Mẹ thay đổi hormone thai nghén
Sẽ có khá nhiều các thay đổi về thể chất và tinh thần của các mẹ khi mang thai, trong đó có việc sinh ra nhiều loại hormone mới. Một trong số đó tác dụng làm cho dây chằng, đặc biệt ở vùng xương chậu, mềm ra, khiến cho các khớp xương ở vùng này cũng lỏng hơn. Điều này nhằm giúp cho việc chuyển dạ của mẹ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi liên kết các xương quá lỏng đồng nghĩa với việc vùng này sẽ dễ bị đau nhức hơn. Vùng xương mu bị tách rời các liên hợp còn khiến cho bà bầu đi lại khó khăn hơn.
2.6. Do mẹ không có sự chuẩn bị kỹ trong giai đoạn mang thai
Một trong những điều mẹ bầu cần nên biết trước khi mang thai đó là các tư thế đi lại và ngồi sao cho đúng để giảm thiểu áp lực của thai lên các vùng trên cơ thể, đặc biệt là lưng và hông. Nhiều bà bầu có thói quen ngồi bệt và hai tay chống ra sau. Tưởng chừng như đây là tư thế ngồi thoải mái nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây đau nhức xương khớp khá cao. Đặc biệt là vào những tháng cuối thai kỳ. Bởi nó khiến cho vùng lưng dưới của các mẹ căng hơn và gây đau nhức.
Hoặc nếu bạn không tập các tư thế di chuyển, nhấc đồ đúng cách cũng có thể khiến cho đau hông khi mang thai tháng cuối trở nên nặng hơn. Nếu bạn duy trì các thói quen sai lầm trong tư thế này có thể khiến tình trạng đau nhức nặng hơn. Vì thế hãy đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói để được bác sĩ chuyên khoa khám, chăm sóc và tư vấn trong suốt thai kỳ.
Trong những tháng cuối, trọng lượng thai dồn về phía trước gây đau hông cho bà bầu (Nguồn: americanpregnancy.org)
3. Giảm đau hông 3 tháng cuối thai kỳ bằng cách nào
3.1. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý
Trước tiên là về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học, phù hợp với bản thân để có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Hãy ăn các loại thực phẩm hữu cơ tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn cho sức khỏe, ngoài ra hãy đảm bảo cung cấp nước cho cơ thể. Bạn nên hạn chế các món có nhiều tinh bột và đồ ngọt.
Trong thời gian cuối thai kỳ, mẹ nên chú ý nghỉ ngơi đúng giờ, đảm bảo giấc ngủ từ 8-9 tiếng một ngày. Việc này giúp sức khỏe ổn định và cơ thể thoải mái hơn.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn tinh thần cho những cơn đau hông khi mang thai tháng cuối từ những tháng đầu trong thai kỳ như tập luyện các bài tập phù hợp cho bà bầu để cơ thể dẻo dai hơn.
3.2. Tư thế vận động hợp lý
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tránh việc bê vác các đồ vật nặng. Nếu có thì mẹ bầu nên ngồi nhẹ nhàng, thăng lưng và nâng vật nặng lên, thay vì việc chuyển tư thế quá đột ngột. Vì điều này có thể gây chệch khớp xương. Mẹ cũng nên tìm hiểu về các tư thế ngủ phù hợp cho bà bầu và có lợi cho thai nhi.
Để máu lưu thông tốt và các khớp thư giãn, mẹ bầu nên đi bộ khoảng 30-60 phút mỗi tối. Nó không chỉ giúp cải thiện việc bị đau hông mà còn chống phù nề chân cho bà bầu.
Hãy trang bị cho mình những vật dụng hỗ trợ như đai đỡ bụng bầu, tựa lưng, gối ôm kê bụng,… Nên nằm nghiêng, không thay đổi tư thế đột ngột. Ngoài ra, mẹ bầu hãy tập yoga để giúp thư giãn khớp hông, cột sống và lưu thông máu.
Bà bầu nên ăn các thực phẩm lành mạnh, sinh hoạt điều độ để tránh đau hông (Nguồn: esme.com)
Trên đây là các thông tin hữu ích về đau hông khi mang thai tháng cuối cho các mẹ chuẩn bị vượt cạn hoặc đang trong thai kỳ. Hi vọng bạn đã có thêm kiến thức và có thể áp dụng cho bản thân mình. Bên cạnh đó, hãy tham khảo các gói chăm sóc mẹ bầu trước và sau sinh để được đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ nhé.
No Comments
Leave a comment Cancel