Cảm giác đau hông khi mang thai không quá xa lạ với mẹ bầu. Nhưng liệu bạn đã nắm rõ những nguyên nhân gây ra cảm giác phiền toái này và cách giảm đau hiệu quả ở giai đoạn thai kỳ? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân gây đau hông khi mang thai
1.1. Bệnh trĩ
Việc mẹ bầu bị đau hông khi mang thai có thể do bệnh trĩ, đau lan từ mông lên. Khi bào thai ngày càng lớn, tử cung của mẹ cũng cần lớn dần theo, gây ra áp lực cho xương chậu, cụ thể hơn là tĩnh mạch gần trực tràng và hậu môn, khiến tĩnh mạch bị sưng và gây đau. Do vậy, mẹ bầu vào khoảng ba tháng cuối thai kỳ rất dễ bị trĩ mà táo bón thường xuyên là một trong những nguyên nhân phổ biến cho bệnh này. Các bà bầu nên dùng các cách chữa và phòng tránh tự nhiên trị táo bón giúp mẹ ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất.
Đau đai hông khá phổ biến với mẹ bầu nhưng không ảnh hưởng đến việc sinh thường (Nguồn: lejournaldumedecin.com)
1.2. Đau đai hông
Đau đai hông khá phổ biến với các bà bầu, vì trọng lượng thai nhi lớn dần cùng với các chuyển động trong vùng xương chậu gia tăng khiến vùng chậu đau âm ỉ, càng đau hơn khi mẹ di chuyển và lan dần lên phần đai hông làm mẹ có cảm giác đau sút hông khi mang thai. Tuy nhiên, việc đau đai hông không gây ảnh hưởng đến thai nhi và cả việc sinh thường của mẹ bầu.
1.3. Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh hông khi nhận áp lực sẽ gây ra tình trạng đau thần kinh tọa. Khi phụ nữ mang thai, tử cung lớn dần, dây thần kinh này có thể bị kích thích và gây viêm. Càng về cuối thai kỳ, áp lực được tạo ra trực tiếp đến dây thần kinh hông càng lớn khiến mẹ bầu nóng rát hoặc đau nhói ở lưng, mông và chân.
1.4. Đau dây thần kinh hông
Khi mẹ bầu bị đau dây thần kinh hông, do chèn ép từ độ lớn của thai, sẽ có cảm giác tê, đau hông hoặc ngứa ran ở mông, đùi. Các triệu chứng đau dây thần kinh hông khi mang thai là khá phổ biến nhưng mẹ bầu nên luôn quan sát và thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải. Các mẹ cũng nên tìm hiểu và lựa chọn các dịch vụ khám thai trọn gói phù hợp để được theo dõi liên tục nhằm phát hiện các nguyên nhân ít gặp hơn của việc đau hông khi mang thai.
1.5. Đau dây chằng tròn
Giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cảm giác đau hông khi mang thai do đau dây chằng tròn thường xuất hiện, khu vực đau hay ở vùng bụng dưới. Ở hai bên tử cung, có hai dải mô liên kết được gọi là dây chằng tròn, chúng sẽ giãn dần theo sự phát triển của thai nhi. Do vậy, khi mẹ bầu di chuyển làm dây này co thắt gây đau khó chịu.
1.6. Mẹ gặp các vấn đề về xương khớp và dây chằng
Phục vụ cho quá trình chuyển dạ, các hormone được sản sinh khi mang thai làm mềm các mô liên kết, từ đó các khớp và dây chằng trong khung xương chậu sẽ bị nới lỏng, mẹ bầu sẽ dễ đau lưng dưới hơn. Kết hợp với việc thay đổi kích thước tử cung và tư thế mẹ bầu di chuyển có thể là nguyên nhân bị đau hông khi mang thai.
Mẹ bầu có thể gặp nhiều nguyên nhân cho tình trạng đau hông (Nguồn: baomoi.com)
2. Bị đau hông khi mang thai có sao không?
Các mẹ bầu thường cảm thấy đau hông ngày một nhiều ở càng về cuối thai kỳ. Mặc dù khiến mẹ hơi khó khăn khi đứng, ngồi lâu hoặc di chuyển nhưng vấn đề này thường sẽ hết hoặc giảm dần sau sinh và cũng không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, một số trường hợp việc đau hông khi mang thai cảnh báo nguy cơ sảy thai ở những tháng đầu thai kỳ.
Đau hông thường không ảnh hưởng thai nhi nhưng một số trường hợp có thể là nguy cơ sảy thai (Nguồn: readersdigest.ca)
3. Triệu chứng đau hông khi mang thai?
Triệu chứng đau hông là phần tự nhiên khi mang thai, hầu hết sẽ đau nhiều ở thắt lưng hoặc vùng chậu. Vào tháng thứ 2 hoặc 3, mẹ bầu có thể đau hông do đau thần kinh tọa. Cơn đau thường lan dần xuống lưng, mông và bàn chân. Các cơn đau mỗi lần với mỗi cơ địa phụ nữ sẽ khác nhau, một số đau đột ngột theo từng đợt, có người sẽ âm ỉ liên tục, nếu cơ thể mẹ khỏe hơn sẽ chỉ nhức mỏi, khó chịu mà không đau quá nhiều.
4. Cách giảm đau hông khi mang thai cho mẹ bầu
4.1. Ngâm mình trong bồn nước ấm
Nếu cơn đau không quá nặng để điều trị với bác sĩ, mẹ bầu có thể ngâm mình với nước ấm để thư giãn hoặc dùng nước ấm khi tắm để dịu đi những cơn căng cơ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo ý bác sĩ cho việc chườm lạnh/nóng các vùng đau.
4.2. Uống nhiều nước
Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp mẹ ngừa táo bón hiệu quả khi mang thai. Mẹ bầu nên cố gắng uống nhiều nước lọc, nước khoáng tinh khiết, khoảng hơn 2 lít nước mỗi ngày. Cải thiện tình trạng táo bón thường thấy khi mang thai giúp mẹ ngừa bệnh trĩ, từ đó giảm đau hông khi mang thai.
Bổ sung hơn 2 lít mỗi ngày giúp mẹ ngừa táo bón, giảm đau hông (Nguồn: mycariboonow.com)
4.3. Không đứng hoặc ngồi quá lâu
Bào thai trong bụng mẹ lớn nhanh khiến trọng lượng cơ thể những tháng cuối thai kỳ cũng tăng nhanh chóng, khiến vùng xương chậu nhận nhiều áp lực. Đặc biệt khi phụ nữ mang thai di chuyển nhiều hoặc đứng, ngồi quá lâu ở cùng một tư thế, cột sống chịu sức ép sẽ gây nhiều cơn đau hông hơn. Mẹ bầu nên đảm bảo việc nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng các loại gối đa năng thiết kế dành riêng cho bà bầu để có tư thế nằm và ngồi phù hợp, thoải mái hơn.
4.4. Ăn nhiều chất xơ
Bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm nguyên hạt và các loại rau củ, trái cây tươi nhiều chất xơ giúp mẹ bầu dễ tiêu hóa, cải thiện hoạt động của nhu động ruột cũng là một cách giảm đau hông khi mang thai và mang lại nhiều dinh dưỡng. Mẹ bầu có thể thay đổi món ăn mỗi ngày với nhiều cách chế biến khác nhau như món salad rau trái cây, nước ép từ các quả chứa nhiều chất xơ, ngũ cốc, yến mạch hay sáng tạo món mặn từ rau củ quả.
Tăng cường chất xơ từ rau củ giúp cải thiện nhu động ruột, giảm đau hông (Nguồn: henriquebarbosa.com)
4.5. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Đừng tùy tiện sử dụng thuốc giảm đau nếu không có sự tham vấn từ bác sĩ. Việc đau hông khi mang thai khiến mẹ bầu rất khó chịu và mệt mỏi nhưng cần cẩn thận với các loại thuốc để tránh ảnh hưởng thai nhi. Các loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ với liều lượng phù hợp sẽ giúp mẹ bầu điều trị an toàn, hiệu quả.
4.6. Các bài tập giảm đau hông
Các bài tập thể dục luôn tốt cho cơ thể, quan trọng là lựa chọn được bài tập phù hợp cho từng đối tượng và thể trạng cơ thể. Một số động tác yoga rất phù hợp cho mẹ bầu, tập hít thở kết hợp vận động các khớp hông chậu, cơ bụng giúp cơ thể mẹ dẻo dai, điều hòa và thư giãn, từ đỏ giảm nhẹ cảm giác đau hông khi mang thai.
4.6.1. Bài tập bridge
Động tác bridge trong yoga giúp mẹ bầu giảm đau nhức phần lưng dưới hiệu quả. Mẹ bầu nằm ngửa, gập đầu gối, hai bàn chân đặt nằm trên thảm, khoảng cách hai chân rộng hơn hông, tay để thẳng xuôi theo người. Khi hít vào, mẹ nâng hông, cong phần xương chậu, nhấn bàn chân đều xuống mặt thảm, giữ thẳng cột sống. Giữ nguyên vài giây. Khi thở ra, từ từ cuộn phần cột sống đặt xuống thảm. Cứ thế lặp lại bài tập 10 lần. Động tác này tạo lực căng lên vòng hông giúp mẹ giảm đau, nhưng hãy đảm bảo tập đúng tư thế, lắng nghe cơ thể, cải thiện sức bền mỗi ngày thay vì cố tập quá sức.
4.6.2. Tư thế ngồi gập cố định
Khi thực hiện tư thế này, mẹ bầu sẽ tác động đến phần cơ đùi trong, hông và lưng có lợi cho vùng xương chậu. Mẹ bầu ngồi thẳng trên trên khung xương chậu, gập gối và áp 2 lòng bàn chân vào nhau. Hít vào, tay nắm lấy hai đầu ngón cái và kéo chân về phía khung chậu, lưng thẳng. Thở ra đồng thời ấn hai bên đầu gối xuống mặt thảm, giữ thẳng cột sống, từ từ uốn cong hông, gập người về phía trước, cúi gập cằm xuống để giúp cổ thư giãn và kéo căng cột sống. Mẹ bầu nhẹ nhàng thực hiện lại động tác 3 đến 5 lần, giữ đều hơi thở, các ngày hôm sau có thể gập người sâu và hướng về trước xa hơn. Nhưng hãy đảm bảo tập vừa sức mình.
4.6.3. Bài tập lunge
Tương tự cho hai bài tập trên, bạn cần chuẩn bị cho mình tấm thảm tập yoga hai lớp, chống trượt để đủ êm ái cho mẹ bầu thực hiện các bài tập giảm đau hông khi mang thai. Với bài tập lunge này, mẹ bầu quỳ gối trên thảm, một chân bước về trước giữ vuông góc với chân sau tại hông. Hít sâu vào, khi thở ra nhẹ nhàng gập người về trước và đổ trọng lượng cơ thể lên chân trước, tiếp tục đẩy hông về trước đến khi cảm nhận hông và đùi căng ra thì thu người về. Mẹ nên lặp lại động tác nhiều lần rồi đổi chân, số lần thực hiện tùy thuộc vào sức tập của mẹ.
Mẹ bầu cố gắng duy trì các bài tập liên tục mỗi ngày để cơ thể khỏe khoắn hơn, khi đã quen với các động tác có thể tăng số lần thực hiện hoặc cho phép căng cơ sâu hơn nhưng đừng để quá sức. Ngoài các bài tập ở nhà, một số bài tập massage từ các lớp học tiền sản chuyên nghiệp cũng rất có lợi cho việc đau hông. Tham gia các lớp học này cũng là một trong những việc nên làm trước ngày sinh mà các bà bầu nên quan tâm để nhận nhiều thông tin bổ ích và giao lưu gặp gỡ nhiều mẹ bầu khác.
Một số bài tập tại nhà giúp mẹ khỏe khoắn và giảm đau hông (Nguồn: yasafitness.com)
5. Khi nào nên gặp bác sĩ vì đau hông khi mang thai
Khi mẹ bầu cảm thấy mỏi thắt lưng, rồi đau âm ỉ, liên tục hoặc trở nên dữ dội, vùng đau lan dần sang phần bụng thì nên đến gặp các bác sĩ ngay, vì đây là triệu chứng đau hông khi mang thai phổ biến. Ngoài ra, dấu hiệu đau hông còn được phát hiện khi ra máu âm đạo, chảy dịch hoặc rỉ nước tiểu. Những biểu hiện chóng mặt, mệt mỏi hay trống rỗng, có lúc không cảm nhận được thai nhi cũng là kết quả của từ đau hông khi mang thai mà mẹ nên quan sát, nếu mẹ bầu nằm nghỉ ngơi mà vẫn không thấy thoải mái hơn, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được chẩn đoán phù hợp.
Hầu hết các nguyên nhân gây đau hông khi mang thai là từ sự thay đổi kích thước tử cung và trọng lượng cơ thể mẹ bầu, thường gây nhiều khó chịu cho mẹ chứ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên sử dụng các gói chăm sóc thai sản theo từng giai đoạn để được theo dõi các cơn đau kịp thời nhằm tránh những tổn thương dây thần kinh hông ngoài ý muốn sau sinh. Đồng thời, uống nhiều nước, có chế độ ăn phù hợp và kết hợp các bài tập tại nhà hay tại lớp học tiền sản để làm dịu các cơn đau hông hiệu quả.
No Comments
Leave a comment Cancel