Đau khớp háng bên phải thể hiện cho tình trạng khớp có vấn đề gây khó khăn cho việc đi lại. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau như căng giãn gân cơ, dây chằng hoặc do mắc các bệnh về xương khớp. Cùng Blog Adayroi tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

1. Đau khớp háng bên phải là bệnh gì?

Khớp háng bên phải bị đau nhức là bệnh gì? Đây là căn bệnh xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau cả người già và trẻ em. Khi bị đau khớp háng phía bên phải, người bệnh thường có các triệu chứng đau âm ỉ, dữ đội và sưng tấy vùng khớp háng. Bệnh xảy ra do vận động mạnh hoặc các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp háng với các nguyên nhân rõ rệt khiến người bệnh khó khăn khi di chuyển, gây biến chứng thậm chí bị liệt nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân đau khớp háng ở bên phải khiến chân yếu dần, mất sức, đi không vững, chân bên phải bị run, tê sau đó là bại liệt.  

Đau khớp háng phía bên phải ảnh hưởng đến khả năng vận động

Đau khớp háng phía bên phải ảnh hưởng đến khả năng vận động (Nguồn: gordonphysio.com.au)

1.1. Nguyên nhân bị đau khớp háng bên phải

Bệnh đau khớp háng phía bên phải có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do thoái hóa khớp háng: Đau khớp háng bên phải do thoái hóa khớp háng là hiện tượng gặp nhiều ở người cao tuổi , khi khớp bên phải bị ăn mòn. Bệnh phát triển lâu ngày khiến lớp sụn khớp bên háng phải mất dần khiến khe khớp bị hẹp lại và nhiều gai xương xuất hiện. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

  • Do viêm khớp dạng thấp: Một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng khớp háng bên phải bị đau là do viêm khớp dạng thấp. Bởi bệnh viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu, nguyên nhân rõ ràng làm khớp bị sưng, cứng, đau. Bệnh kéo dài sẽ gây viêm và biến dạng của khớp háng.

  • Do người bệnh bị chấn thương dẫn đến thoái hóa: Sau khi chấn thương, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh dễ gặp các biến chứng gây ra thoái hóa.

  • Do chỏm xương đùi bị hoại tử vô khuẩn: Còn được gọi là hoại tử vô mạch do thiếu máu nuôi tế bào xương đùi khiến phần khớp háng bị hoại tử dần và gây bệnh đau khớp háng bên phải. Bệnh thường xảy ra ở nam giới do thói quen rượu bia, thuốc lá gây tổn thương các mao mạch nuôi chỏm xương đùi.

  • Do các nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác dẫn đến đau khớp háng bên phải thường gặp như căng giãn gân cơ dây chằng do vận động mạnh, bê vác nặng hoặc người hoạt động thể dục thể thao sai tư thế. 

1.2. Dấu hiệu đau nhức khớp háng bên phải

Dấu hiệu của bệnh đau nhức khớp háng phía bên phải thường dễ nhận biết bởi một số dấu hiệu cụ thể như:

  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm tai, mũi, họng hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa vài ngày trước đó.

  • Khi chuyển động cảm thấy đau nhức, thậm chí cơn đau xảy ra khi bệnh nhân đứng, nằm quá lâu.

  • Khớp háng bên phải đau kèm theo nhiều cơn đau dai dẳng, đặc biệt khi xoay chân bên phải, đưa chân sang ngang khó khăn.

  • Một số người bệnh có biểu hiện dáng đi không cân bằng, phong cách khập khiễng, khó khăn trong việc leo cầu thang.

  • Đối với trẻ em, bệnh khiến trẻ bị sốt nhẹ không rõ nguyên nhân. Khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, sốt cao kèm theo co giật là biểu hiện sức khỏe nghiêm trọng, cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám và điều trị ngay.

2. Cách chữa bệnh đau khớp háng bên phải

2.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bệnh đau khớp háng bên phải thường xảy ra do thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Vì thế, người bệnh nên chú ý đảm bảo cơ thể được thả lỏng, thư giãn khi nằm, hạn chế làm các việc nặng hay mang vác nhiều, không nên đi lại quá nhiều. Bệnh nhân mắc bệnh đau khớp háng nên hạn chế đứng, hạn chế tạo sức ép gây đau nhức vùng xương chậu. Khi bị đau khớp háng, bệnh nhân nên đi lại nhẹ nhàng, hạn chế ngồi hoặc đứng lâu một chỗ. Khi mắc bệnh đau nhức khớp bên phải, người bệnh không chơi các môn thể thao vận động mạnh.

Ngoài ra, nên thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày. Bổ sung các chất thiết yếu cho xương khớp với 11 loại thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp sẽ là lựa chọn tốt. Lời khuyên từ các bác sĩ là bệnh nhân nên bổ sung món ăn được làm từ nước hầm xương, hạn chế bệnh loãng xương và các bệnh lý khác. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các loại vitamin đặc biệt là vitamin C, ăn đầy đủ hoa quả tươi sạch tốt cho xương khớp. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa cholesterol cao không tốt cho xương khớp.

Bổ sung các thực phẩm tươi sạch giàu vitamin

Bổ sung các thực phẩm tươi sạch giàu vitamin (Nguồn: kenh14cdn.com)

2.2. Dùng thuốc giảm đau (theo hướng dẫn của bác sĩ)

Khi người bệnh có biểu hiện quá đau vùng xương khớp bên phải, có thể dùng thuốc giảm đau để hạn chế cơn đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng nếu không được chỉ định.

2.3. Điều trị bằng phẫu thuật

Các bác sĩ sẽ chữa bệnh đau khớp háng bên phải cho bệnh nhân bằng phương pháp phẫu thuật thay khớp háng khi bệnh tiến triển nặng. Có thể thay khớp háng bán phần, toàn phần hoặc hàn cứng khớp.

2.4. Điều trị bằng thảo dược

Bệnh đau khớp háng có thể điều trị bằng các loại thảo dược uống giúp thẩm thấu nhanh vào cơ thể và an toàn với bệnh nhân. Các loại thảo dược được sử dụng trong điều trị vật lý trị liệu viêm khớp háng giúp bệnh nhân yên tâm về sự an toàn trong quá trình điều trị.

2.5. Tập thể dục thường xuyên

Việc luyện tập thể dục thường xuyên là cách giúp cải thiện sức khỏe tốt cho người bệnh. Với người bị đau khớp háng, bệnh nhân chỉ nên luyện tập các môn thể dục nhẹ nhàng. Có thể lựa chọn đi bộ, mua thảm tập yoga tiện lợi, êm ái để luyện tập tại nhà hoặc bơi lội nhẹ nhàng. Các môn thể dục này là cách giúp bệnh nhân cải thiện đau khớp bên phải hiệu quả. 

Tập luyện yoga giúp cải thiện sức khỏe xương khớp

Tập luyện yoga giúp cải thiện sức khỏe xương khớp (Nguồn: wellandgood.com)

Bệnh đau khớp háng bên phải là một căn bệnh không thể xem thường ở mọi lứa tuổi. Vì thế, bạn nên mua voucher khám và điều trị chuyên khoa xương khớp để kiểm tra tình trạng sức khỏe viêm khớp kịp thời, hạn chế những tác hại không mong muốn. Mua voucher khám chữa bệnh tại bệnh viện Vinmec, bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị bởi những bác sĩ chuyên môn cao với kỹ thuật y học tiên tiến giúp phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời.

Comments to: Đau khớp háng bên phải là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *