Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, xương khớp yếu đi gây ra hiện tượng đau nhức khớp. Trong đó, đau khớp háng khi mang thai do nhiều nguyên nhân khác nhau, hãy cùng Blog Adayroi tìm hiểu kỹ toàn diện về căn bệnh nguy hiểm này nhé!

1. Bà bầu đau khớp háng vào thời gian nào?

Thông thường, khi mang thai thường xảy ra đau khớp háng khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ bởi khi thai nhi bắt đầu xuất hiện và lớn dần khiến dây chằng bị co giãn là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức cơ thể và lan rộng đến khớp háng. 

Khi mang thai, mẹ bầu dễ gặp vấn đề về xương khớp, khớp háng

Khi mang thai, mẹ bầu dễ gặp vấn đề về xương khớp, khớp háng (Nguồn: trangtinbenhtri.com)

Mẹ nên tìm hiểu và tham khảo 20 điều cần làm giúp thai nhi khỏe mạnh 3 tháng đầu, bởi lúc này cơ thể mẹ tiết ra hormone Relaxin có tác dụng tăng tính linh hoạt của xương, dây chằng xương chậu co giãn và nới lỏng khiến các khớp xương chậu mất ổn định, chuyển động không đều.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ là khi khớp háng và khớp gối của mẹ bầu gánh đỡ trọng lượng tăng cân của mẹ bầu và còn gánh thêm phần cân nặng của thai nhi. Vì thế, phần khớp háng phải chịu một áp lực lớn khiến khớp đau nhức, trường hợp này có thể kéo dài tới khi bà bầu sinh con. Thai nhi càng lớn đau khớp háng khi mang thai tháng cuối thì áp lực lên vùng xương chậu càng tăng khiến mẹ càng chịu những cơn đau kéo dài.

2. Dấu hiệu đau khớp háng khi mang thai?

Đau khớp háng khi mang thai thường có một số dấu hiệu cụ thể như khu vực mu bị đau, ngoài ra mẹ thường xuyên đau hông, đau lưng, đau giữa hai chân, đau đùi, đau khu vực đầu gối. Mẹ gặp khó khăn khi cử động, có tiếng kêu khi vận động mạnh khu vực xương chậu, khi leo cầu thang, mang vác thì các dấu hiệu này sẽ càng rõ ràng hơn. Bệnh đau khớp háng khi mang thai khiến mẹ đau mạnh về đêm, thường xuyên tỉnh giấc để đi vệ sinh.

3. Nguyên nhân bị đau khớp háng khi mang thai

3.1. Tăng cân đột ngột

Khi bắt đầu vào giai đoạn mang thai, người mẹ có nhiều thay đổi về cơ thể như cân nặng tăng. Do sự thay đổi cân nặng kèm theo việc thai nhi phát triển khiến khớp háng và khớp gối chịu một áp lực lớn gây ra các tổn thương sụn khớp. 

Triệu chứng này có thể xảy ra ở những tháng đầu thai kỳ và những tháng cuối thai kỳ. Nặng hơn ở những mẹ có cân nặng biến đổi đột ngột. Nếu quá trình tăng cân bất thường khi mang thai, mẹ nên khám sức khỏe tổng quát để biết tình hình sức khỏe cơ thể, phòng tránh và phát hiện các bệnh nguy hiểm.

3.2. Thiếu canxi

Thiếu canxi cũng là nguyên nhân thường gặp của hiện tượng đau khớp háng khi mang thai. Bởi trong giai đoạn thai kỳ, mẹ cần một lượng lớn canxi để nuôi dưỡng thai và xương khớp. Khi canxi không đủ dẫn đến tình trạng đau, viêm.

3.3. Dây chằng bị kéo ra khi mang thai

Khi mang thai dạ con cố định, dây chằng từ thành chậu hông kéo dài từ vùng trên dạ con. Khi dạ con to ra khiến dây chằng càng kéo căng là nguyên nhân khiến phụ nữ đau khớp háng, khó khăn khi đi lại, vận động, các cơn đau ngày càng khó chịu khi thai nhi to.

3.4. Vận động nhiều với cường độ lớn

Việc vận động với cường độ lớn là nguyên nhân làm cho khớp háng của mẹ bầu chịu lực đè nén lớn. Đây là nguyên nhân gây ra đau khớp háng, xương bẹn, đau chân. Lúc này mẹ bầu nên thư giãn, điều trị vật lý trị liệu viêm khớp háng để giúp cơ thể thoải mái, giảm đau.

3.5. Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ mang thai

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ thay đổi nội tiết tố cơ thể khiến cho các dây chằng khu vực khớp háng mềm ra đồng thời xương chậu co giãn quá mức để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở. Vì thế, người mẹ rất dễ đối mặt với việc đau khớp háng. 

Tránh vận động mạnh trong quá trình mang thai

Tránh vận động mạnh trong quá trình mang thai (Nguồn: stocksy.com)

4. Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Hiện tượng đau khớp háng khi mang thai là một hiện tượng phổ biến ở nhiều mẹ bầu thể hiện cho sự thay đổi của cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là biểu hiện cho các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu nên thăm khám để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, mua gói khám chuyên khoa xương khớp để được các bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

5. Bà bầu đau khớp háng phải làm sao?

5.1. Chườm nóng

Chườm nóng vào vùng khớp háng là cách giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm đau hiệu quả. Nên chườm nóng thường xuyên để có được kết quả tốt. Đây là giải pháp có tác dụng cải thiện các cơn đau tạm thời, không điều trị dứt điểm.

5.2. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý. Không nên suy nghĩ nhiều với 12 cách giảm stress, căng thẳng cho bà bầu hoặc vận động nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé cũng như gây ra các bệnh lý xương khớp. Điều này giúp cơ thể được thả lỏng, giảm các cơn đau nhức.

5.3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung rau xanh, củ quả tươi giàu canxi tốt xương khớp, uống nước đủ để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Bà bầu cũng nên tránh xa các thực phẩm nóng, thực phẩm chứa nhiều cholesterol, thịt đỏ, các thực phẩm nhiều đường… bởi đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, dễ gây viêm.

Bà bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học

Bà bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học (Nguồn: i1.wp.com)

Đau khớp háng khi mang thai là một căn bệnh không quá xa lạ hiện nay, tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Chính vì thế, mẹ bầu nên thực hiện đăng ký thăm khám thai sản trọn gói cho bà bầu thường xuyên từ lúc bắt đầu quá trình mang thai cho đến khi sinh con để đảm bảo con khỏe mạnh, tránh những bệnh không mong muốn.

Comments to: Đau khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không, cách điều trị

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *