Bạn có biết, với một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường rõ ràng và cụ thể, quá trình chăm sóc sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn? Vậy nên, hãy tham khảo ngay những thông tin khoa học trong bài viết sau nhé.

1. Xác định mức độ tiểu đường của người bệnh

1.1. Nhận định mức độ bệnh

Để biết được mức độ mắc bệnh tiểu đường, thông thường các bác sĩ sẽ sử dụng một vài phương pháp xét nghiệm, đánh giá cũng như các câu hỏi. Một số câu hỏi về những tình trạng người bệnh bao gồm như thời gian bệnh, thực đơn mỗi ngày hay các dấu hiệu bất thường trên cơ thể như sụt cân, mệt mỏi, buồn nôn,… Bên cạnh đó không thể thiếu các xét nghiệm máu, đo chỉ số Glucose trong máu. Ngoài ra các bác sĩ cũng sẽ thực hiện quan sát, đánh giá cơ thể người bệnh về cân nặng, mụn nhọt, màu sắc nước tiểu, chỉ số huyết áp,… 

Xét nghiệm giúp nhận biết mức độ bệnh tiểu đường

Xét nghiệm giúp nhận biết mức độ bệnh tiểu đường (Nguồn: nld.com.vn)

1.2. Mục đích và lập kế hoạch chăm sóc

Bệnh tiểu đường với nhiều biến chứng nguy hiểm mà người bệnh cần nắm rõ. Dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh, cần có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thật cụ thể. Mục đích của việc làm này sẽ giúp người bệnh duy trì các chức năng cần thiết của cơ thể mà không làm ảnh hưởng hay gia tăng tình trạng bệnh. 

Thậm chí một kế hoạch tốt còn giúp giảm thiểu mức độ bệnh và hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra. Việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường phải căn cứ vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, nhu cầu cũng, quá trình sinh hoạt,… 

2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường cơ bản

2.1. Sinh hoạt và vệ sinh hàng ngày

Vấn đề sinh hoạt và vệ sinh hàng ngày cũng cần phải chú trọng. Người bệnh phải được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm khuẩn. Một vài lưu ý đối với vấn đề sinh hoạt và vệ sinh trong kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường như: đảm bảo phòng bệnh phải được thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh. 

Vệ sinh cơ thể hàng ngày sạch sẽ, nhất là đối với các vết lở loét để tránh bị nhiễm trùng. Nếu có nhiễm trùng nặng như sốt, ho,… cần phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định bác sĩ. Thường xuyên theo dõi và kịp thời phát hiện các biến chứng như đau ngực, tăng huyết áp, … 

Người bệnh cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh thường ngày

Người bệnh cần chú trọng đến vấn đề vệ sinh thường ngày (Nguồn: bimemo.com.vn)

2.2. Cách cho bệnh nhân tiểu đường dùng thuốc

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp cho người bệnh.

Insulin: Là loại thuốc được chỉ định cho người bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 (người dùng thuốc khác điều trị mà không hiệu quả). Việc tiêm Insulin sẽ cần đến các nhân viên y tế có kinh nghiệm. Vậy nên, cần phải có kế hoạch sử dụng thuốc hợp lý để tránh những biến chứng xấu. 

Các loại thuốc dẫn xuất của Sulfonyl ure: Đây là loại thuốc dành  cho bệnh nhân đái tháo đường loại 2 với 2 nhóm thuốc có tác dụng mạnh dần. 

2.3. Chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường

Như đã nói ở trên, trong việc vệ sinh hàng ngày ở người tiểu đường, vấn đề chăm sóc các vết loét rất quan trọng. Bởi chúng sẽ rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc một cách cẩn thận và đúng đắn. Đối với mụn nhọt người bệnh cần phải rửa sạch sẽ mỗi ngày và băng vô khuẩn. 

Đối với các vết loét cần phải được rửa sạch bằng các sản phẩm rửa chuyên dụng và thay băng hàng ngày để tránh nhiễm trùng. Vết loét ở miệng thì nên lau bằng khăn mềm. Người bệnh cũng chú ý mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, tránh sự cọ xát tại các vết loét, hạn chế tiếp xúc bụi bẩn,… để vết loét không bị nhiễm trùng. 

2.4. Chế độ ăn uống cho người tiểu đường

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý hết sức quan trọng bởi nó có tác dụng ổn định lượng đường huyết một cách tốt hơn, ngăn ngừa cơ thể sản sinh lượng insulin quá mức. 

Bữa ăn nên có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, trong đó lượng thành phần lần lượt là lipid 33%, protid 17% và glucid 50%. Chú trọng ăn bổ sung rau xanh giàu vitamin, không tinh bột và có lượng đường huyết thấp rất tốt cho cơ thể. Thay thế các thực phẩm giàu tinh bột như bánh mỳ, khoai tây bằng các loại ngũ cốc tự nhiên, sử dụng các loại chất béo có lợi như các loại dầu thực vật, hạn chế chất béo không tốt từ đồ ăn nhanh hay đồ chế biến sẵn. 

Để tốt cho tiêu hóa, người bệnh cũng nên chia nhỏ các bữa ăn và nhai kỹ, nhai chậm và không quá no. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tìm hiểu rõ vấn đề người bệnh tiểu đường không nên ăn gì để tránh những hậu quả xấu xảy ra.

2.5. Kiểm soát đường huyết và cân nặng

Kiểm soát đường huyết tốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu có thể xảy ra. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc cũng như chế độ ăn uống luyện tập để lượng đường huyết ổn định nhất. Bên cạnh đó cần nhận biết những dấu hiệu của việc hạ đường huyết, hay tăng đường huyết để có biện pháp cấp cứu kịp thời. 

Ngoài ra, vấn đề kiểm soát cân nặng ở bệnh nhân đái tháo đường cũng cần được chú ý. Thường xuyên theo dõi cân nặng để tránh tình trạng béo phì. Lập kế hoạch giảm cân phù hợp nếu thừa cân bằng các bài tập vận động hay các môn thể thao phù hợp. 

Kiểm soát đường huyết để hạn chế biện chứng xấu xảy ra

Kiểm soát đường huyết để hạn chế biện chứng xấu xảy ra (Nguồn: hoanmycuulong.com)

2.6. Vận động và luyện tập thể dục

Trong chế độ chăm sóc người bệnh tiểu đường luyện tập thể dục là một việc làm không thể thiếu. Quá trình vận động giúp giảm lượng đường trong máu, tăng tác dụng của insulin, cải thiện huyết áp, giảm tình trạng mắc các bệnh tim mạch, tăng cường miễn dịch cơ thể. Tập thể dục còn giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể một cách hiệu quả, tránh tình trạng thừa cân, béo phì,… Cùng rất nhiều lợi ích khác. Vậy nên trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hãy xây dựng những bài tập vận động phù hợp, khuyến khích các thành viên trong gia đình cùng tham gia. 

2.7. Kiểm tra định kỳ và dự phòng biến chứng

Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc thăm khám và kiểm tra định kỳ sẽ rất cần thiết để nhận biết được lượng đường huyết và mức độ bệnh. Và quan trọng hơn là sớm biết được những biến chứng có thể xảy ra. Vậy nên trong kế hoạch chăm sóc nên chuẩn bị sẵn xét nghiệm tầm soát biến chứng tiểu đường định kỳ tại Careplus và duy trì đều đặn 2 – 3 lần mỗi năm. Ngoài ra nên liên hệ với bác sĩ ngay nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường. 

Người bệnh nên thăm khám định kỳ để nhận biết tình trạng bệnh

Người bệnh nên thăm khám định kỳ để nhận biết tình trạng bệnh (Nguồn: careplusvn.com)

3. Các vấn đề chăm sóc bệnh nhân tiểu đường

3.1. Chăm sóc trẻ em bị tiểu đường

Thông thường trẻ em sẽ bị mắc bệnh tiểu đường type 1 do các em còn nhỏ và chưa kiểm soát được chế độ ăn uống của mình, dẫn đến việc tăng insulin. Lúc này cha mẹ sẽ là người vô cùng quan trọng, ở bên cạnh và chăm sóc các em, hướng dẫn việc sử dụng thuốc cũng như xây dựng một chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học nhất. 

Bất kỳ một hoạt động nào, đặc biệt là sự căng thẳng, áp lực học hành có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Vậy nên, cha mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và xây dựng kế hoạch chăm sóc sao cho phù hợp. 

3.2. Chăm sóc người cao tuổi bị tiểu đường

Đối với người cao tuổi, việc chăm sóc chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do ảnh hưởng của tuổi tác, người cao tuổi sẽ dễ dàng bị quên hoặc lẫn khi sử dụng thuốc, hoặc không tuân thủ chế độ ăn uống. Vì vậy việc kiểm soát lượng đường huyết sẽ khó khăn hơn. Đi kèm với đó là các bệnh lý người cao tuổi như tim mạch, huyết áp,… cũng dễ dàng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hơn. 

Người cao tuổi cũng ít hoặc khó khăn trong việc nhận biết các dấu hiệu tăng, hạ đường huyết nên dễ gặp biến chứng nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường cao tuổi sẽ rất cần thiết. Hơn nữa còn cần đến sự sát sao của những người thân trong gia đình. 

Và nếu bạn quá bận rộn và không có nhiều điều kiện chăm sóc thì đây là lúc cần đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Chất lượng, uy tín, thuận tiện chính là những ưu điểm từ loại hình dịch vụ này. Vậy nên không phải ngẫu nhiên mà dịch vụ được đông đảo khách hàng ưa chuộng và yên tâm sử dụng. Bạn có thể đặt online dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà trên Adayroi và từ đó lựa chọn một dịch vụ phù hợp nhất cho bản thân và những người thân của mình nhé.

Việc chăm sóc người già bị tiểu đường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn

Việc chăm sóc người già bị tiểu đường sẽ gặp nhiều khó khăn hơn (Nguồn: chamsocsuckhoeviet.com.vn)

Như vậy, trên đây là một số thông tin giúp mỗi chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường. Việc tuân thủ kế hoạch sẽ góp phần ổn định lượng đường huyết và hỗ trợ một cách tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, mỗi người nên thực hiện khám chuyên khoa khi có bất cứ dấu hiệu nào sớm nhất để đảm bảo sức khỏe tốt hơn.

Comments to: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hiệu quả tránh biến chứng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *