Theo số liệu thống kê của WHO, có đến hơn 22 nghìn người chết mỗi năm bởi dịch sốt xuất huyết gây ra. Bệnh có thể đem lại các biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu chúng ta chủ quan bỏ qua một số triệu chứng giai đoạn đầu và điều trị sốt xuất huyết không đúng cách.

1. Kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết

1.1. Điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Hiện nay, ngày càng nhiều những trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết với con số đáng báo động. Trong đó, nhiều người chọn cách thức chữa bệnh tại nhà nhưng lại chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm. Tuân thủ các hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết sau để vừa mang lại hiệu quả vừa lại mau chóng hết bệnh.

Không nên sử dụng tùy tiện các loại thuốc hạ sốt mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Áp dụng phương pháp chườm khăn lạnh và lau người để bệnh nhân có thể hạ nhiệt cơ thể. Bổ sung thật nhiều nước lọc tinh khiết bổ sung chất khoáng, nước oresol, mua thực phẩm nguồn gốc sạch hợp vệ sinh đầy dinh dưỡng để cung cấp nhiều đạm và vitamin. 

Món ăn nên chế biến dạng lỏng như cháo, súp,… Tuyệt đối không ăn đồ cay nóng và các thức uống có chứa ga, cồn. Tham khảo thiết lập chế độ ăn cho người bệnh nóng sốt giúp hồi phục cơ thể nhanh chóng.

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà hữu hiệu

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà hữu hiệu (Nguồn: vietnamnet.vn)

1.2. Khi nào cần nhập viện điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có các triệu chứng lâm sàng đa dạng và diễn biến khá nhanh chóng từ mức độ nhẹ cho đến nặng. Thông hường bệnh phát triển qua 3 giai đoạn như sau: sốt, nguy hiểm và hồi phục. Thời gian đầu, người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ thì có thể điều trị tại gia. 

Tuy nhiên, nhiều chia sẻ kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết cho rằng nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời nếu bệnh đột ngột trở nên nặng hơn, thấy xuất hiện các triệu chứng như: xuất huyết bên dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết hệ thống tiêu hóa, cảm giác li bì, vật vã, chân tay nhớt lạnh.

Nhập viện điều trị nếu thấy các dấu hiệu nguy hiểm

Nhập viện điều trị nếu thấy các dấu hiệu nguy hiểm (Nguồn: vinmec.com)

2. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết

Hiện nay, điều trị sốt xuất huyết không có loại thuốc đặc hiệu, chủ yếu chính là chữa trị hỗ trợ, làm giảm thiểu các triệu chứng và ngăn các biến chứng phức tạp. Có thể tham khảo các phương pháp điều trị áp dụng cho người bệnh như: cho bệnh nhân nghỉ ngơi hạn chế đi lại nhiều, hạ cơn nóng sốt bằng thuốc Paracetamol, bù lượng nước bị hao hụt bằng cách uống thật nhiều nước lọc và dùng thêm nước oresol.

Lưu ý không cho bệnh nhân uống aspirin hay ibuprofen, bởi đây là hai thuốc kháng viêm không có steroid có công dụng chống hiện tượng đông máu nên khiến xuất huyết trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, tham khảo và cập nhập phác đồ sau đây giúp chữa trị hiệu quả, hỗ trợ giảm bệnh nhanh nhé.

Chọn phương pháp điều trị và phòng tránh thích hợp

Chọn phương pháp điều trị và phòng tránh thích hợp (Nguồn: giaidap.com.vn)

3. Phác đồ điều trị sốt xuất huyết

3.1. Chẩn đoán

3.1.1. Mức độ bệnh

Sốt xuất huyết được phân ra thành 3 mức độ chính là: sốt Dengue thường, sốt Dengue ở dấu hiệu cảnh báo cuối cùng là sốt Dengue ở tình trạng nặng. 

Đầu tiên, để nhận biết sốt Dengue thường có thể nhận thấy các biểu hiện bệnh nhân đột ngột sốt cao và kéo dài từ 2-7 ngày, bị xuất huyết bên dưới da, nặng có thể chảy máu cam hay chảy máu chân răng, đau nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, da bị xung huyết, sốt phát ban, nhức hốc mắt, đau ở khớp cơ. Với dấu hiệu cận lâm sàng, khi tiến hành đo Hematocrit (dung tích của hồng cầu) có thể ở trạng thái thường hoặc tăng, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm nhẹ và lượng bạch cầu bị giảm.

Kế đến, sốt Dengue ở dấu hiệu cảnh báo sẽ gồm cả dấu hiệu lâm sàng của sốt Dengue thường và một số biểu hiệu liên quan. Theo dõi và thấy người bệnh lừ đừ, vật vã và ngủ li bì. Xuất hiện tình trạng đau bụng tại vùng gan hay đau khi lấy tay nhấn vào. 

Nếu thực hiện phương pháp siêu âm sẽ thấy được gan to lên lớn hơn 2cm. Hơn nữa, bệnh nhân đến giai đoạn này sẽ nôn ói nhiều, xuất huyết ở khu vực niêm mạc, đi tiểu tiện ít, chỉ số dung tích hồng cầu tăng cao và lượng tiểu cầu bị giảm khi tiến hành xét nghiệm máu.

Chưa hết, sốt xuất huyết còn thể hiện qua mức độ sốt Dengue ở tình trạng nặng với các dấu hiệu đáng báo động. Tỷ lệ thoát huyết tương ở tình trạng nặng dẫn đến sốc và giảm thể tích, dịch bị ứ ở khu vực khoang màng phổi và vùng ổ bụng. Có triệu chứng suy tạng và xuất huyết nặng thấy rõ.

Theo dõi sát sao tình trạng cơ thể trong suốt quá trình bệnh

Theo dõi sát sao tình trạng cơ thể trong suốt quá trình bệnh (Nguồn: ngaydautien.vn)

3.1.2. Xét nghiệm

Trong thời điểm này, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán bệnh được chính xác từ đó đưa ra được cách điều trị sốt xuất huyết tốt nhất. Phương pháp xét nghiệm sử dụng huyết thanh có 2 cách thực hiện với xét nghiệm nhanh và xét nghiệm ELISA. 

Theo đó, bước đầu của xét nghiệm nhanh sẽ kiểm tra được kháng nguyên NS1 trong giai đoạn 5 ngày đầu tiên phát bệnh, rồi từ ngày thứ 5 trở lên sẽ thực hiện tìm ra kháng thể IgM. Còn cách xét nghiệm ELISA sẽ triển khai từ ngày thứ 5 trở lên nhằm thực hiện tìm ra kháng thể IgM, thông qua cách lấy lượng máu 2 lần và cách giãn nhau 1 tuần.

Phương pháp xét nghiệm PCR là cách lấy máu trong giai đoạn bệnh nhân đang nóng sốt. Cách chẩn đoán này sẽ phân biệt khi dựa vào các hiện tượng như: viêm não mô cầu, nhiễm khuẩn liên cầu lợn, sốt phát ban gây ra bởi vi rút, sốt rét, những bệnh có liên quan đến máu, bệnh lý tại ổ bụng cấp, sốc do nhiễm khuẩn,…

Tiến hành xét nghiệm cho chẩn đoán bệnh chính xác

Tiến hành xét nghiệm cho chẩn đoán bệnh chính xác (Nguồn: baoapbac.vn)

3.2. Điều trị

Sau khi trải qua công cuộc chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sốt xuất huyết tương ứng với 3 mức giai đoạn đã nêu trên. Khi điều trị sốt Dengue mức thường có thể chữa ngoại trú. Tuy nhiên, cần phải nhập viện với các nhóm đối tượng người béo phì, người có các bệnh lý mãn tính trước đó, nhà cách xa cơ sở y tế. 

Trong quá trình chăm sóc tại nhà, có thể cho người bệnh uống thuốc paracetamol với liều dùng từ 10-15mg/kg/1 lần, cách nhau từ 4-6 giờ. Chú ý tổng liều lượng paracetamol trong 1 ngày không được vượt quá 60mg/kg. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống aspirin, Ibuprofen, analgin,  để chữa trị. Áp dụng các phương pháp lau mát người, chườm khăn lạnh và bù dịch với nước sôi để nguội hay các loại nước ép trái cây nguyên chất bổ dưỡng.

Với phác đồ điều trị sốt xuất huyết Dengue ở mức độ cảnh báo thì nên cho người bệnh nhập viện ngay. Khi bệnh nhân ăn uống kém, nôn mửa, mất nước thì cần phải chỉ định cho truyền dịch, sử dụng NaCl 0,9%> và Ringer lactat. Nếu bệnh nhân lâm vào giai đoạn sốt Dengue ở trạng thái nặng thì lập tức đưa họ đến bệnh viện gần nhất để kịp thời cấp cứu và điều trị.

Thêm vào đó, nếu gặp triệu chứng xuất huyết nặng phải điều trị qua các phương pháp sau. Thực hiện truyền máu khi người bệnh bị sốc và cần máu, khi đã bổ sung dịch đủ nhưng hematocrit lại giảm nhanh thì nên truyền hồng cầu ngay lập tức, truyền tiểu cầu khi đo mức dưới 50 nghìn/mm3 và gặp xuất huyết nặng, theo dõi thấy người bệnh bị chứng rối loạn đông máu cần truyền plasma tươi được kết tủa lạnh.

4. Thời gian điều trị sốt xuất huyết

Thường thì ở thời kỳ lui bệnh sẽ có thêm một số các dấu hiệu liên quan như đỡ mệt mỏi, ăn được ngon miệng hơn, đi tiểu tiện nhiều, không xuất hiện thêm nốt xuất huyết dưới da mới,… Vậy điều trị sốt xuất huyết trong bao lâu sẽ khỏi? Thực chất, bệnh sẽ khỏi từ sau 7-10 ngày nếu được điều trị đúng cách. Từ lúc phát cơn nóng sốt đến lúc xuất hiện những nốt mẩn đỏ trên người sẽ từ 2-3 ngày. Sau đó 3-4 ngày thì những nốt này nổi trên da ngày càng dày hơn khiến bạn cảm giác ngứa và khó chịu. Nếu triệu chứng này hết cùng đồng nghĩa với việc cơ thể đang dần lui bệnh.

Trong giai đoạn điều trị và bệnh nhân dần hết sốt, cần phải thận trọng bởi nếu truyền dịch không kiểm soát hay quá mức có thể gây nên chứng suy tim hoặc phù phổi. Theo bác sĩ, mặc dù có dấu hiệu gần hết bệnh thì cũng nên cho bệnh nhân nghỉ ngơi, theo dõi thêm một thời gian để không phải tái phát bệnh khiến cho việc điều trị sốt xuất huyết càng khó khăn hơn.

Sốt xuất huyết có dấu hiệu lui bệnh sau mấy ngày?

Sốt xuất huyết có dấu hiệu lui bệnh sau mấy ngày? (Nguồn: khoe.online)

5. Chi phí điều trị sốt xuất huyết

Theo một số điều tra về chi phí điều trị sốt xuất huyết cho các bệnh nhân mắc phải thì cho thấy mức kinh phí trung bình hiện nay trên một trường hợp dao động trong khoảng từ 900.000 cho đến 3 triệu đồng, tùy vào mức độ bệnh nhẹ hay nặng và số tuổi của bệnh nhân. Tuy nhiên, có những đối tượng phải chi đến con số hơn 10 triệu đồng cho 1 ca bệnh có triệu chứng nặng cùng các biến chứng nguy hiểm. 

Ngoài ra, trường hợp người bệnh không có thẻ bảo hiểm còn phải tạm hoãn các công việc để điều trị, người thân nghỉ làm để chăm lo cho người bệnh cũng có nỗi lo về gánh nặng kinh tế. Vì lẽ đó, bạn đừng quên trang bị cho bản thân thẻ bảo hiểm sức khỏe giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh tối ưu nhất nhé.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc điều trị sốt xuất huyết ở viện nào cũng là câu hỏi được đặt lên hàng đầu hiện nay. Có thể chọn lọc các bệnh viện uy tín ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… hoặc đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Sốt xuất huyết là căn bệnh rất nguy hiểm và bất kỳ ai cũng có thể sẽ mắc bệnh. Vậy nên, cần phải có ý thức phòng ngừa bệnh sớm. Để được tiến hành điều trị sốt xuất huyết phù hợp bạn nên đến thăm khám tại bệnh viện uy tín để theo dõi và chữa trị kịp thời. 

Comments to: Kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết hiệu quả: Phương pháp, Chi phí

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *