Các bậc phụ huynh đã nắm bắt được rõ lịch tiêm chủng cho trẻ 2019 hay chưa? Hãy bám sát vào những thông tin sau mà Blog Adayroi đưa tới để tránh trường hợp bị nhỡ hoặc nhầm lịch tiêm.
1. Lịch tiêm chủng cho trẻ 2019
1.1. Các mũi tiêm chủng cho trẻ
Theo thông tư của bộ Y tế trong hệ thống chương trình tiêm phòng mở rộng, trẻ từ thời điểm sơ sinh cho đến 5 tuổi trong năm 2019 bắt buộc phải được tiêm những loại vắc-xin sau: Rubella, viêm não Nhật bản B, viêm gan B, bệnh uốn ván, bệnh bại liệt, bệnh lao, bệnh sởi, bệnh bạch hầu, bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae B và bệnh ho gà.
Trong đó quan trọng nhất là vắc-xin viêm gan B phải được tiêm cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh và vắc-xin phòng bệnh lao trong tháng tuổi đầu tiên. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng từ năm 2019 trở đi đã có vắc-xin tiêm phòng cho trẻ sơ sinh thay thế Quinvaxem, sử dụng loại vắc-xin rubella, sởi do bộ Y tế Việt Nam tự sản xuất và vắc-xin bại liệt sẽ được tiêm dưới da của trẻ thay vì uống như các năm trước.
1.2. Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh như thế nào?
Các bậc phụ huynh hãy đăng ký tại các địa chỉ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh uy tín trên toàn quốc mà không phải lo bị hộ khẩu thường trú trái tuyến. Cha mẹ cần mang theo đầy sổ tiêm chủng khi tới các sở y tế đó để bác sĩ theo dõi được bé đã tiêm những mũi nào. Tuy nhiên trước khi tới các trung tâm y tế, cha mẹ nên liên hệ trước để biết được ở nơi đó có còn vắc-xin mà con mình cần hay không rồi mới thực hiện đăng ký tiêm chủng.
Việc thực hiện tiêm chủng cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. (Nguồn: viknews.com)
1.3. Lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh 2019
Cụ thể lịch tiêm chủng cho trẻ 2019 theo chương trình tiêm chủng Quốc gia mở rộng như sau:
24h sau khi em bé chào đời: Trong khoảng thời gian này trẻ phải được kịp thời tiêm vắc-xin phòng chống viêm gan B một mũi duy nhất ở bắp tay. Sau khi tiêm xong trẻ có thể sẽ quấy khóc do bị sưng tấy và đau ở bắp tay.
1 tháng tuổi sau khi chào đời: Trẻ cần phải được tiêm vắc-xin phòng bệnh lao (BCG) dưới da một mũi duy nhất. Sau khi tiêm xong trẻ sẽ bị nổi hạch và sưng ở vùng da bị tiêm.
2 tháng tuổi sau khi chào đời: Cha mẹ thực hiện đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 mũi 1 vào phần bắp tay hoặc chân (Uốn ván, hib, ho gà, viêm gan B và bạch hầu). Đồng thời thực hiện cho trẻ uống vắc-xin OPV phòng chống bại liệt lần 1. Các triệu chứng chung thường gặp ở trẻ sẽ là tiêu chảy, quấy khóc do bị đau nhức đầu. Nếu gặp các biến chứng như vậy, cha mẹ cần đưa trẻ tới các trung tâm y tế để đăng ký thực hiện khám chuyên khoa và có biện pháp chữa trị kịp thời.
3 tháng tuổi sau khi chào đời: Trẻ sẽ được tiếp tục tiêm vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 mũi 2 ở bắp tay hoặc bắp chân. Tuy nhiên ở giai đoạn này thì hầu hết trẻ sẽ không có phản ứng phụ như các giai đoạn trước đó. Sau đó, trẻ cũng sẽ được uống thêm vắc-xin OPV phòng chống bại liệt.
4 tháng tuổi sau khi chào đời: Trẻ sẽ được tiêm tiếp tục vắc-xin Quinvaxem 5 trong 1 mũi 3 (Uốn ván, hib, ho gà, viêm gan B và bạch hầu) và uống kết hợp vắc-xin OPV phòng chống bại liệt lần cuối cùng dựa theo lịch tiêm chủng cho trẻ 2019.
9 tháng tuổi sau khi chào đời: Các bậc phụ huynh tiến hành đưa trẻ đi tiêm chủng vắc-xin sởi 1 mũi ở dưới da. Trong một số trường hợp trẻ sẽ bị sưng và đau ở nơi tiêm kèm theo sốt nhẹ từ 37,5 tới 38,5 độ C. Nếu trẻ bị sốt quá cao từ 39 tới 40 độ trở lên cha mẹ cần phải đưa trẻ tới các trung tâm y tế và đăng ký các gói dịch vụ khám sức khỏe nhi tổng quát để đưa ra được phương hướng kiểm soát các cơn sốt kịp thời và hiệu quả.
Trẻ tròn 1 tuổi: Trẻ phải được tiêm vắc-xin phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở dưới da với 3 mũi. Trong đó mũi 2 sẽ được tiêm sau 2 tuần thực hiện mũi 1, còn mũi 3 thực hiện sau mũi 2 một năm. Trẻ có thể gặp phải triệu chứng phụ như quấy khóc và sốt cao, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc và sử dụng miếng dán hạ sốt an toàn, hiệu quả tức thì.
Trẻ được 18 tháng tuổi: Ở giai đoạn này trẻ phải được tiêm vắc-xin phòng chống bệnh uốn ván, ho gà và bạch hầu ở bắp tay hoặc bắp chân. Ngoài ra, sẽ cần phải cho trẻ tiêm nhắc lại vắc-xin sởi đơn.
Cần phải dựa vào lịch theo độ tuổi cụ thể để đưa trẻ đi tiêm chủng. (Nguồn: thanhnien.vn)
1.4. Lịch tiêm chủng dịch vụ cho trẻ em
Tiêm chủng vắc-xin 6 trong 1 (Infanrix Hexa): Theo lịch tiêm chủng cho trẻ 2019 thì riêng đối với loại vắc-xin này sẽ được tiêm mũi 1 khi trẻ được 2 tháng tuổi kể từ khi chào đời. Các mũi 2 và 3 cách thời điểm ban đầu theo thứ tự 1 và 2 tháng sau. Riêng đối với mũi 4 sẽ được tiêm khi trẻ bước vào giai đoạn 15 tới 18 tháng tuổi.
Tiêm chủng vắc-xin phòng tiêu chảy (Rotarix): Trẻ bước vào giai đoạn 6 tới 15 tuần tuổi sẽ được uống mũi 1 vắc-xin phòng chống bệnh tiêu chảy. Mũi 2 sẽ được tiêm ở phần bắp tay hoặc bắp chân cách mũi 1 khoảng 4 tuần.
Tiêm chủng vắc-xin 5 trong 1 (Pentaxim): Cũng giống như Infanrix Hexa, Pentaxim mũi 1 cũng được tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi. Các mũi 2 và 3 sẽ được tiêm khi trẻ được 3 tới 4 tháng tuổi. Mũi 4 Pentaxim được tiêm chủng khi trẻ được 15 tới 18 tháng tuổi.
Tiêm chủng vắc-xin phòng não mô cầu BC: Trẻ sẽ được tiêm chủng mũi 1 loại vắc xin này khi đã được 6 tháng tuổi trở lên. Còn mũi 2 sẽ được thực hiện sau mũi 1 khoảng 6 tuần.
Tiêm chủng vắc-xin ngừa tiêu chảy (Rotateq): Trẻ sẽ được uống mũi 1 Rotateq khi đã được khoảng từ 7 tới 12 tuần tuổi. Mũi 2 và mũi 3 được thực hiện sau mũi 1 lần lượt từ 1 tới 2 tháng.
Tiêm chủng vắc-xin ngừa não mô cầu AC: Trẻ từ 2 tuổi trở lên sẽ được tiêm mũi đầu tiên. Sau đó cứ 3 năm 1 lần phụ huynh lại đưa trẻ đi tiêm nhắc lại.
Tiêm chủng vắc-xin phòng chống ung thư cổ tử cung: Theo lịch tiêm chủng cho trẻ 2019 thì vắc-xin này sẽ được tiêm mũi đầu cho các bé gái đạt độ tuổi từ 9 tới 26 tháng. Mũi 2 và mũi 3 cách lần lượt mũi 1 là 2 tháng và 6 tháng.
Tiêm chủng vắc-xin ngừa phế cầu (Synflorix): Nếu trẻ đã trên 1 tuổi sẽ được tiêm 2 mũi cách nhau khoảng thời gian là 2 tháng. Trẻ từ 7 tới 12 tháng thì được tiêm 2 mũi đầu cách nhau 1 tháng, còn mũi cuối cùng cách mũi thứ 2 khoảng 2 tháng. Còn đối với trẻ từ 6 tuần tới 7 tháng tuổi được tiêm 4 mũi, trong đó 3 mũi đầu được thực hiện cách nhau 1 tháng và mũi cuối cách mũi 3 sau 6 tháng.
Tiêm chủng vắc-xin sởi, rubella và quai bị: Trẻ sẽ được tiêm mũi 1 khi đủ 12 tháng tuổi và mũi 2 khi đã bước vào giai đoạn 4 – 6 tuổi.
Tiêm chủng vắc-xin viêm não Nhật Bản B: Mũi 1 sẽ được thực hiện khi trẻ đã được 1 tuổi. Mũi 2 sẽ được tiêm sau mũi 1 từ 1 tới 2 tuần. Còn mũi 3 sẽ được tiêm khi trẻ được 2 tuổi trở lên.
Tiêm chủng vắc-xin phòng cúm: Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin này khi đã được 6 tháng tuổi. Còn từ khi đã được 9 tuổi trở lên thì phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm định kỳ 1 mũi trong 1 năm.
Tiêm chủng vắc-xin phòng thủy đậu: Đối với loại vắc-xin này theo lịch tiêm chủng cho trẻ 2019 sẽ được khuyến cáo tiêm ngay khi trẻ được 1 tuổi. Nhưng trong trường hợp trẻ từ 13 tuổi trở lên mới tiêm vắc-xin chống thủy đậu cần phải được tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng. Trẻ từ 1 tới 13 tuổi phải tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.
Tiêm chủng vắc-xin viêm gan siêu vi A: Mũi 1 sẽ được thực hiện tiêm chủng khi trẻ được 12 tháng tuổi và mũi 2 sau mũi 1 khoảng 6 tháng.
Tiêm chủng vắc-xin ngừa thương hàn: Mũi đầu tiên sẽ được tiêm vào da trẻ khi đã được 2 tuổi. Sau đó cứ 3 năm 1 lần phụ huynh lại đưa trẻ đi tiêm nhắc lại.
Việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có độ uy tín cao. (Nguồn: blog.adayroi.com)
2. Lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh
Để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi đi tiêm chủng, các bậc phụ huynh cần phải chuẩn bị và tham khảo thông tin kỹ càng ngay từ khi đăng ký:
2.1. Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh buổi sáng hay chiều?
Có rất nhiều các bậc phụ huynh thường thắc mắc rằng nên tiêm phòng cho trẻ buổi sáng hay chiều thì tốt hơn. Các nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu trên thế giới đã chỉ ra rằng nếu trẻ được tiêm vào buổi sáng thì sẽ thường tạo ra các phản ứng miễn dịch gây ra các biến chứng phụ như sốt nhẹ, đau đầu và quấy khóc. Ngược lại, những trẻ được tiêu vào buổi chiều sẽ ít gặp biến chứng hơn do cơ thể dễ thích nghi hơn với vắc-xin. Vì vậy, Blog Adayroi khuyên các bậc cha mẹ hãy thu xếp thời gian đưa trẻ đi thực hiện lịch tiêm chủng cho trẻ 2019 vào các buổi chiều, nhất là khoảng thời gian sau 13h30 phút.
2.2. Trường hợp chống chỉ định tiêm chủng cho trẻ em
Không nên thực hiện tiêm chủng nếu trẻ bị suy hô hấp, tim, tuần hoàn, thận hay gan. Hoặc nếu trẻ từng có phản ứng nghiêm trọng sau tiêm chủng hoặc bị suy giảm miễn dịch thì cũng không nên đưa trẻ đi tiêm. Ngoài ra, theo từng loại vắc-xin sẽ có chống chỉ định riêng từ nhà sản xuất.
Nếu trẻ có phản ứng phụ sau khi tiêm chủng cần được đưa tới các trung tâm y tế để điều trị kịp thời. (Nguồn: baodinhduong.com)
3. Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm chủng xong, cha mẹ cần để trẻ ở lại phòng khám để bác sĩ theo dõi trong khoảng nửa tiếng đồng hồ để xem có phản ứng phụ với vắc-xin hay không. Cha mẹ cần báo ngay với bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu bị sưng, phát ban đỏ, tím tái, khó thở hay quấy khóc liên tục.
Khi đã về tới nhà, cha mẹ và người thân xung quanh cần thường xuyên quan sát và theo dõi tinh thần, thể trạng, nhiệt độ, các vết sưng đỏ sau khi tiêm ở trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ sử dụng các loại sữa bột, sữa đặc giàu dinh dưỡng kết hợp cùng các loại trái cây tươi ngon để nâng cao sức đề kháng sau khi tiêm chủng. Phải đảm bảo rằng trẻ được nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh sau khi thực hiện. Cha mẹ hãy lấy đá lạnh chườm mát những vết sưng đỏ trên da của trẻ sau khi tiêm chủng.
Nếu như có dấu hiệu bị sốt nhẹ, cha mẹ hãy cho trẻ sử dụng các loại nước khoáng tinh khiết giàu vi lượng và đa lượng hay chọn mua các loại nước trái cây giàu vitamin để giúp cơ thể trẻ giảm nhiệt. Đồng thời có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ cho trẻ uống thuốc hạ sốt phù hợp. Trong một số trường hợp đặc biệt trẻ có dấu hiệu bị sưng hạch hoặc sưng khớp thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng, vì những biểu hiện đó sẽ tự thuyên giảm sau từ 1 tới 2 ngày.
Ngoài ra, cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới các trung tâm y tế để thực hiện đăng ký khám sức khỏe tổng quát và toàn diện nếu có các triệu chứng như sau: Trẻ bị co giật, sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa, da xanh xao, khó thở, chỗ tiêm bị bầm tím hoặc trẻ khóc liên tục trong vòng từ 2 tới 3 tiếng đồng hồ.
Cần chú ý tới trẻ trong 24 tiếng đầu sau khi thực hiện tiêm chủng. (Nguồn: marrybaby.vn)
Hy vọng rằng với những thông tin mà Blog Adayroi đã chia trẻ trên đây thì các bậc phụ huynh đã nắm rõ được trẻ cần tiêm chủng những gì và lịch tiêm chủng cho trẻ 2019 ra sao. Hãy cố gắng đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ tất cả các mũi để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất nhé.
No Comments
Leave a comment Cancel