Người ta thường chỉ để ý mùng 1 Tết ăn gì và kiêng gì mà không biết rằng mùng 2 Tết cũng cần phải kiêng cữ để có được một năm đủ đầy. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được rằng mùng 2 Tết kiêng gì để cả năm sung túc và may mắn nhé!
1. Mùng 2 Tết kiêng quét nhà
Trong không khí khẩn trương dọn nhà đón Tết người Việt cũng luôn ghi nhớ những điều kiêng kỵ để không vô tình phạm phải trong những ngày đầu năm. Nhất là quét nhà trong 3 ngày đầu năm.
Quét và hốt rác đổ đi trong ba ngày Tết là điều kiêng kỵ của người Việt trong dịp năm mới? Vì theo quan niệm xưa, quét rác là quét tài lộc ra khỏi nhà mình. Nên trước Tết các gia đình sẽ dọn nhà thật sạch, sau đó ba ngày đầu năm, tất cả rác sẽ được quét sơ vào một góc nhà cho gọn chứ không được hốt rác bỏ đi. Sau 3 ngày Tết, bạn nên mua dùng các dụng cụ vệ sinh nhà cửa để dọn dẹp phòng ốc sân vườn như bình thường.
Mùng 2 Tết kiêng gì? Mùng 2 Tết quét nhà được không? (Nguồn: baomoi.com)
2. Kiêng cho lửa, cho nước mùng 2 Tết
Lửa sắc đỏ là bếp lửa ấm cúng là sự may mắn của gia đình, nước là tài lộc, mang lại sự trù phú của nông nghiệp. Tết đến không ai muốn sự ấm cúng, may mắn và tài lộc của mình đi mất. Bởi vậy, vào dịp Tết bạn có thể dùng các loại bếp trong gia đình để nấu nướng bình thường nhưng tuyệt đối không cho lửa, nước.
Thoải mái nấu ăn ngày Tết nhưng không được cho người khác dùng chung (Nguồn: flickckr.com)
3. Không xông nhà khi vía nặng hoặc không hợp tuổi với chủ nhà
Mỗi gia đình Việt Nam, ngày Tết có vô vàn những sự chuẩn bị, trong đó chọn lựa người xông đất đầu năm cho gia đình là một việc quan trọng. Vì thế, sáng mùng 1 Tết trừ những người được chủ nhà mời xông nhà thì chúng ta nên tránh chúc Tết sớm, nếu không vô tình xông đất mà nặng vía và không hợp tuổi gia chủ thì đúng là một vấn đề lớn đấy.
Không xông nhà khi vía nặng hoặc không hợp tuổi với chủ nhà (Nguồn: baomoi.com)
4. Tuyệt đối không vay mượn tiền
Mùng 2 Tết kiêng gì? Người xưa quan niệm vay tiền ngày Tết là khởi đầu một năm đầy khó khăn, thất bát nên không ai muốn vay mượn ngày Tết tránh cả năm lắm điều rủi ro đến với công việc làm ăn của bản thân.
Tuyệt đối không vay mượn người khác trong dịp đầu năm (Nguồn: tp-bankhn.com)
5. Kiêng các món ăn mang vận đen
Đầu tháng, đầu năm người Việt chúng ta có những món ăn Tết ngon miệng độc đáo. Bên cạnh đó cũng có những món ăn không đụng đến vì mọi người cho rằng nó đem lại vận đen cho người ăn như các món thịt chó, thịt vịt, tôm là những món thường gắn với sự không may mắn nên không được chào đón trong dịp lễ Tết.
Một số món ăn được cho là không nên dùng vào dịp Tết (Nguồn: laodong.vn)
6. Kiêng giặt quần áo vào mùng 1 và mùng 2 Tết
Giặt quần áo vào ngày Tết là làm vấy bẩn nước, giặt là phải đổ nước đi. Mà trong quan niệm của người Việt, nước là tượng trưng cho tài lộc, sung túc. Nên ngày Tết theo quan niệm dân gian, chúng ta nên tránh giặt giũ, tránh tổn hại đến tài lộc. Nhiều bạn thắc mắc mùng 2 Tết có được gội đầu không, tốt nhất là nên tránh để gặp được toàn điều tốt.
Kiêng giặt quần áo vào mùng 1 và mùng 2 Tết (Nguồn: baomoi.com)
7. Không được đóng kín cửa vào ngày đầu năm mới
Mở cửa trong ngày Tết là để đón tài lộc, may mắn và chào đón thần linh, ông bà tổ tiên đến với gia đình. Đóng cửa những ngày này khác gì để những may mắn, tài lộc đi mất và không chào đón thần linh, tổ tiên ghé thăm. Nên mọi gia đình Việt trong ngày Tết đều luôn mở rộng của.
Luôn mở cửa nhà trong những ngày Tết để đón tài lộc (Nguồn: ipos.vn)
8. Tránh nói điều xui xẻo
Mùng 2 nên làm gì? Những lời nói không tốt, xui xẻo đầu năm mới sẽ theo chúng ta trong suốt một năm sau đó là quan niệm từ xưa của người Việt. Nên ngày Tết, tất cả mọi người đều dùng những từ ngữ tốt đẹp nhất để chúc nhau, mong điều tốt lành sẽ đến điều xui xẻo sẽ tránh xa với bản thân và mọi người.
Năm mới luôn dành những lời chúc tốt đẹp nhất cho nhau, tránh những lời xui xẻo (Nguồn: kenh14.vn)
9. Không cãi vã to tiếng, nói xấu
Cãi vã, tranh luận, to tiếng là những điều mà chúng ta hết sức tránh trong những ngày Tết vì nó đem lại sự xui xẻo quanh năm. Vì thế, chúng ta cần chú ý đến cách cư xử, lời nói của mình trong những ngày Tết, luôn chỉ nói những điều hay, tốt đẹp là điều nên làm trong những ngày này.
Không cãi vã to tiếng, nói xấu ngày đầu năm (Nguồn: baomoi.com)
10. Không nên mặc quần áo có màu đen, trắng tránh điều đen đủi
Màu trắng, đen theo quan niệm của cha ông ta là màu của sự tang thương, chết chóc. Vì thế, ngày Tết tránh các bộ quần áo màu này. Ngày nay, mặc dù 2 màu trắng, đen đã trở nên thông dụng nhưng vẫn có nhiều gia đinh kiêng mặc những đồ có màu sắc này. Bạn có thể lựa chọn cho mình những trang phục cao cấp, mang màu sắc tươi sáng của ngày xuân như đỏ, vàng, xanh,… và tự tin xuống phố chúc Tết.
Những màu sắc đỏ, vàng, xanh được dùng nhiều trong dịp Tết (Nguồn: dienmayxanh.com)
11. Kỵ mai táng mùng 2 Tết
Nhà đang có tang thì kiêng không đi chúc Tết bạn bè, hàng xóm. Gia đình có người mất thì không phát tang trong 3 ngày Tết, đó là quan niệm có từ xưa của cha ông ta. Vì ngày Tết là ngày vui của cả dân tộc, mọi người phải gác nỗi buồn riêng của gia đình mình lại.
12. Cực kỳ cẩn thận với những đồ vật dễ vỡ
Đồ dùng gia đình đẹp nhiều mẫu mã tại gian hàng Adayroi luôn là vật dụng không thể thiếu trong dịp Tết đến, xuân về. Đồ dùng cao cấp không chỉ để sử dụng mà còn là vật trang trí đẹp mê ly nhất là thủy tinh, đồ sành sứ. Tuy nhiên, hạn chế của chúng là rất dễ đổ vỡ.
Đổ vỡ ngày Tết được cho là điềm không tốt, mang đến sự khổ đau chia lìa nên người ta rất kiêng làm đổ vỡ đồ vật gia dụng trong gia đình. Họ không muốn liên tưởng đến những điều không hay trong năm mới. Vậy nên hãy lưu ý, nếu muốn sử dụng những đồ vật trang trí trong gia đình thì hãy thật cẩn thận, để chúng tránh xa tầm với của trẻ em.
Cực kỳ cẩn thận với những đồ vật dễ vỡ (Nguồn: www.dkn.tv)
13. Kiêng ăn đuôi cá
Ngày Tết ở một số vùng ở nước ta có tục ăn cá chép, với mong muốn đỗ đạt như cá chép vượt long môn. Nhưng khi ăn cá lại kiêng ăn phần đuôi vì cho rằng, của cải phải để dư thừa, tích lũy nên phải để lại phần này coi như phần tích lũy.
Tránh ăn luôn phần đuôi cá trong bữa ăn ngày Tết (Nguồn: baomoi.com)
14. Không được ăn dở, bỏ thừa
Tết tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, bao giờ mâm cơm ngày Tết cũng rất thịnh soạn với nhiều món ăn ngon. Nhưng chúng ta cũng lưu ý, trong quan niệm của cha ông ta Tết cũng rất kiêng việc khi ăn bỏ thừa, ăn dở thức ăn vì nó thể hiện sự lãng phí, phát tán đối với của cải của chúng ta.
Mâm cơm ngày Tết với nhiều món ngon cần phải được dùng hết không bỏ thừa (Nguồn: cuonroll.vn)
15. Tuyệt đối không chĩa vật nhọn, sắc vào nhà
Tết là đoàn viên là sum vầy, hòa thuận từ gia đình cho đến đất nước nên rất kiêng kị việc xung đột, bất trắc. Sắm những bộ dao kéo cao cấp, chất liệu bền cho gia đình để chuẩn bị cho dịp Tết đầy đủ là rất cần thiết. Tuy nhiên người Việt lại rất kiêng việc trong ngày Tết mang theo những đồ sắc, nhọn như dao và kéo nhất là nó lại chĩa vào nhà mình.
Tuyệt đối không chĩa vật nhọn, sắc vào nhà (Nguồn: baomoi.com)
16. Kiêng cúng các vị quan đương niên trong nhà
Giao thừa, ở nhiều vùng ở nước ta các gia đình làm lễ cúng quan nhà trời, tiễn quan năm cũ đón quan năm mới, những việc cúng đều phải làm ngoài trời chứ không được làm ở trong nhà vì các quan rất bận rộn ngày Tết chỉ ghé qua chút ít chứ không vào nhà.
Các việc thờ cúng quan ngày Tết cần được làm bên ngoài (Nguồn: wikimedia.org)
17. Kiêng kỵ ngồi hoặc đứng trước cửa
Cửa nhà của mọi gia đình Việt luôn mở rộng cửa để đón tài lộc, vượng khí trong năm mới. Chắn trước cửa nhà theo quan niệm dân gian là chắn cửa tài lộc vào nhà, làm cho gia đình đó không gặp may mắn trong năm mới. Nên mọi người hết sức kiêng điều này trong những ngày đầu năm mới.
18. Đang có thai kiêng đi chúc Tết
Theo quan niệm xưa, việc đi chúc Tết năm mới của những người phụ nữ đang mang thai cần được kiêng cữ. Các mẹ bầu chỉ nên ở nhà nghỉ ngơi và để những người thân còn lại trong gia đình đi chúc Tết.
Kiêng đi chúc Tết khi đang có thai (Nguồn: thietkenhadep 902.com)
19. Kiêng khóc lúc, buồn tủi, bực tức
Tết là vui tươi, tràn đầy năng lượng cho một năm mới nên hết sức tránh những cảm xúc không vui, khóc, buồn bã và bực tức và mùng 2 có nên cắt tóc hay không thì câu trả lời sẽ là không nên. Những cảm xúc không tốt này theo quan niệm xưa nếu có trong ngày Tết sẽ theo chúng ta trong cả năm sau đó. Vì vậy, mọi người kiêng kị điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.
Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức vào những ngày đầu năm mới (Nguồn: anhdephd.com)
20. Không nghe những bản nhạc buồn, đau khổ
Tết là phải vui vẻ, hân hoan nên tất nhiên phải tránh không nghe những nhạc buồn, đau khổ để tránh ảnh hưởng đến tâm trạng và không khí trong gia đình.
Tết đến nên lắng nghe những ca khúc vui tươi, rộn ràng sắc xuân (Nguồn: phunungaynay.vn)
Cả năm ai cũng muốn gặp được nhiều may mắn và hạnh phúc. Bạn đừng quên những điều trên đây để biết được mùng 2 Tết kiêng gì cho cả năm thêm sung túc, may mắn. Và hãy chọn ngay những món quà Tết đầy ý nghĩa cho gia đình và bạn bè trong dịp đầu năm nhé! Chúc bạn có một năm tràn đầy hạnh phúc.
No Comments
Leave a comment Cancel