Chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội gần 24km về phía huyện Đông Anh, thành Cổ Loa trở thành địa điểm tham quan thú vị, mang đậm các giá trị lịch sử và văn học nghệ thuật. Hãy dành một ngày cuối tuần đẹp trời để du lịch thành Cổ Loa cùng bạn bè, người thân nhé!

1. Kinh nghiệm du lịch thành Cổ Loa vui không thể tả

1.1. Thành Cổ Loa ở đâu?

Thành Cổ Loa là một trong số 21 di tích cấp quốc gia cần được bảo tồn với rất nhiều giá trị lịch sử và văn hóa dân tộc. Hiện tại, khu di tích này nằm trên địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cách trung tâm thành phố chưa đầy 24km, thành Cổ Loa là gợi ý tuyệt vời cho điểm du lịch quanh Hà Nội dưới 100km lý tưởng bằng xe máy trong dịp lễ 2/9 này. 

Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa (Nguồn: baoxaydung.com.vn)

1.2. Sự tích thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa gắn liền với sự tích nổi tiếng, mối nhân duyên giữa nàng Mỵ Châu và chàng Trọng Thủy cùng chiếc nỏ thần và câu chuyện giữ nước, giữ thành của An Dương Vương hồi thế kỷ III trước Công nguyên. Sau này, thành Cổ Loa lại được Ngô Quyền chọn làm kinh đô của nước Việt với địa thế vô cùng thuận lợi. 

1.3. Đường đi đến thành Cổ Loa

Từ trung tâm thành phố, du khách có thể đi theo hướng quốc lộ 1A cũ, đi được khoảng 10km sẽ tới cầu Đuống, đến thị trấn Yên Viên các bạn có thể rẽ trái để vào quốc lộ 3, khoảng 5km nữa là sẽ tới khu di tích. Ngoài ra, du lịch thành Cổ Loa bạn cũng có thể lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển, một số tuyến buýt đi trực tiếp tới địa điểm này như tuyến 14, 17 hoặc tuyến 43, 46, 59. 

1.4. Vé vào cửa thành Cổ Loa

Vé vào thành Cổ Loa có giá là 10,000 đồng/lượt khách, với rất nhiều địa điểm tham quan lý thú, hấp dẫn khác nhau. Giờ mở cửa thành Cổ Loa cho du khách tham quan là từ 6h30 đến 18h00 hàng ngày. 

1.5. Lịch trình tham quan thành Cổ Loa Hà Nội

Tham quan thành Cổ Loa, bạn có thể đến đúng dịp lễ vào Mùng 6 tháng  giêng hàng năm. Lễ hội kéo dài tới tận ngày 16 với nhiều nghi thức và hoạt động vui xuân khác nhau. Cũng giống như truyền thống giỗ tổ Đền Hùng, đây là dịp để người dân tưởng nhớ công lao đắp lũy xây thành của Thục Vương và cầu mong cho một năm mới thuận lợi, mùa màng tốt tươi. 

1.6. Thành Cổ Loa có gì hay?

Thành Cổ Loa được chia thành 3 khu biệt lập bao gồm Thành Nội, Thành Trung và Thành Ngoại. Thành Nội là nơi ở của vua An Dương Vương cùng hậu cung và các quan lại trong triều. Thành Trung có diện tích lớn hơn, tường thành cao trung bình 10m, có bốn cửa theo các hướng khác nhau. 

Thành Ngoại có tổng chiều dài lên tới 8000m, tường thành cao từ 3-4m. Cấu trúc này tạo cho thành Cổ Loa như trở thành một mê cung thực sự. Trong đó, nổi bật lên một số địa điểm như Đền thờ An Dương Vương, Ngự triều di quy – đình Cổ Loa, Đền thờ Cao Lỗ, Am Bà Chúa, Giếng Ngọc…

Cấu trúc hình xoắn ốc độc đáo của thành Cổ Loa

Cấu trúc hình xoắn ốc độc đáo của thành Cổ Loa (Nguồn: lichsucogihay.com)

1.6.1. Đền thờ An Dương Vương

Du lịch thành Cổ Loa phải kể đến đầu tiên đền thờ An Dương Vương hay còn gọi là Đền Thượng, là nơi vua ở trước kia. Trong đó có một Giếng Ngọc, nơi Trọng Thủy đã từng gieo mình xuống vì quá hối hận và thương tiếc cho nàng Mỵ Châu. Kiến trúc của khu đền thờ cũng rất độc đáo qua các hình chạm khắc và những linh vật trước cổng đền. 

Đền thờ An Dương Vương

Đền thờ An Dương Vương (Nguồn: redsvn.net)

1.6.2. Ngự triều di quy – đình Cổ Loa

Ngự triều di quy là nơi trước đây vua thường thiết triều, được xây dựng bề thế với nhiều nét kiến trúc tiêu biểu như Tứ linh và Tứ quý. Dưới thời nhà Lê, ngôi đình này được dựng lại vững chãi và lưu giữ giá trị gần như nguyên vẹn cho tới tận ngày nay. 

Ngự triều di quy - đình Cổ Loa

Ngự triều di quy – đình Cổ Loa (Nguồn: 360.hncity.org)

1.6.3. Am Bà Chúa

Tương truyền, đây là nơi an nghỉ của Mỵ Châu bởi khi nàng gieo mình xuống biển tự vẫn, ngư dân gần đó thấy một tảng đá hình người không đầu dạt vào bờ biển, toan hô người khiêng về thì đi đến khu vực gốc đa (nay là Am Bà Chúa) thì đứt gánh. Vậy nên đã lập tại nơi đây một am thờ, dưới bóng mát của cây đa nghìn năm tuổi. 

Am Bà Chúa nơi thờ cúng của công chúa Mỵ Châu

Am Bà Chúa nơi thờ cúng của công chúa Mỵ Châu (Nguồn: vntrip.vn)

1.6.4. Đền thờ Cao Lỗ

Cao Lỗ là vị tướng tài ba dưới thời vua An Dương Vương, tác giả của cây nỏ thần – Nỏ Liên Châu và chính ông cũng là người chỉ huy trực tiếp việc xây thành Cổ Loa. Đền thờ được dựng lên để tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng này. 

1.7. Tham quan thành Cổ Loa ăn món gì ngon?

Cổ Loa nổi tiếng với món cháo trai bổ dưỡng thơm phưng phức, cháo được ăn kèm với quẩy nóng, hành phi, ruốc và vài miếng cà muối xổi. Ngoài ra, một số món đồ lưu niệm dành tặng cho người thân, bạn bè mà du khách có thể mua về như các bức tượng sứ mini về rùa Kim Quy, tướng Cao Lỗ, vua An Dương Vương… Bên cạnh đó, người dân ở đây cũng trồng được rất nhiều loại nông sản, rau củ tươi ngon, an toàn để đem ra chợ bán. 

Đền thờ vị tướng Cao Lỗ

Đền thờ vị tướng Cao Lỗ (Nguồn: redsvn.net)

2. Có nên tham quan thành Cổ Loa không?

Đến với thành Cổ Loa, bạn sẽ được trở về quá khứ, sống trong những câu chuyện sự tích về Mỵ Châu – Trọng Thủy, trầm trồ không ngớt trước kỳ quan kiến trúc của cha ông ta hàng ngàn năm nay. Đặc biệt đây sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho các em học sinh, các cháu thiếu nhi tìm hiểu về lịch sử đất nước một cách trực quan, sinh động từ những bài học trên lớp. 

Trên đây là một số kinh nghiệm du lịch thành Cổ Loa dành cho các bạn đang có dự định tham quan di tích lịch sử nổi tiếng này. Ngoài thành Cổ Loa, bạn có thể thỏa sức khám phá những địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hà Nội với voucher tham quan hấp dẫn chỉ từ 500,000Đ tại Adayroi.com. Nhanh tay đặt chỗ để được hưởng thật nhiều những ưu đãi với trải nghiệm du hí Hà Nội tuyệt vời này nhé!

Comments to: Review du lịch thành Cổ Loa có gì vui: Giá vé, Lịch trình tham quan

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *