Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh mạn tính và khả năng chữa khỏi là rất thấp, thậm chí là không thể. Bệnh được chia thành 2 loại chính là tiểu đường type 1 và type 2. Vậy cùng so sánh tiểu đường type 1 và type 2 khác nhau như thế nào nhé.
1. So sánh tiểu đường type 1 và type 2 khác nhau như thế nào?
1.1. Tuổi xuất hiện bệnh
Nhiều người cho rằng, bệnh tiểu đường chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi, thế nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Ở mỗi độ tuổi sẽ gặp những loại bệnh tiểu đường khác nhau.
Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi trẻ, thanh thiếu niên. Còn bệnh tiểu đường type 2 đa số xuất hiện ở những người tuổi trưởng thành. Do đó, không nên chủ quan trong quá trình sinh hoạt, ăn uống để tránh nguy cơ mắc bệnh. Khi gặp phải các triệu chứng cũng cần nhanh chóng đến bác sĩ kiểm tra, theo dõi để có các biện pháp chữa trị hiệu quả.
So sánh tiểu đường type 1 và type 2 (Nguồn: hellobacsi.com)
1.2. Khởi phát
Khi so sánh tiểu đường type 1 và type 2, các chuyên gia chỉ ra rằng, mỗi loại bệnh sẽ có những điểm khởi phát khác biệt. Bệnh tiểu đường type 1 sẽ có các triệu chứng rầm rộ, người trẻ tuổi sẽ nhanh chóng nhận thấy những triệu chứng bất thường. Trái lại, khởi phát trên bệnh nhân tiểu đường type 2 lại rất chậm và thường không có biểu hiện rõ rệt, do đó rất khó để phát hiện.
1.3. Biểu hiện lâm sàng
Từ những khởi phát khác nhau, hai loại bệnh tiểu đường type 1 và type 2 sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Vậy tiểu đường type 1 khác type 2 thế nào?
Biểu hiện lâm sàng của bệnh tiểu đường type 1 là tình trạng sụt cân đột ngột, đi tiểu nhiều và uống nhiều nước. Trong khi đó, biểu hiện của tiểu đường type 2 lại diễn biến âm ỉ, không có nhiều triệu chứng, cơ thể người bệnh dần trở nên béo, thừa cân,… Loại bệnh này nguyên nhân chính thường do gia đình có người mắc phải.
Cảnh giác với biến chứng tiểu đường Type 2 (Nguồn: vietnammoi.vn)
1.4. Nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu
Nguy cơ nhiễm ceton, tăng ceton trong máu và nước tiểu thường xảy ra ở loại tiểu đường type 1 và thường không xuất hiện ở tiểu đường type 2.
1.5. C-peptid
Đối với bệnh tiểu đường type 1, chỉ số C-peptid rất thấp, hoặc có khả năng không đo được. Ngược lại, chỉ số C-peptid ở bệnh tiểu đường type 2 lại bình thường hoặc có xu hướng tăng.
1.6. Các tiêu chí khác
Bệnh tiểu đường type 2 có khả năng dương tính với các loại kháng thể, kháng đảo tụy (ICA), kháng Glutamic acid decarboxylase 65 (GAD 65) Kháng Insulin (IAA), kháng Tyrosine phosphatase (IA-2), kháng Zinc Transporter 8 (ZnT8). Khi so sánh tiểu đường type 1 và type 2, thì ngược lại, bệnh tiểu đường type 1 lại hoàn toàn âm tính với các kháng thể, kháng đảo và các chất kháng trên.
1.7. Điều trị
Đối với bệnh tiểu đường type 1, bắt buộc phải dùng insulin để điều trị. Tiểu đường type 2 thì người bệnh có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống trở nên lành mạnh, tránh những loại thức ăn làm ảnh hưởng đến bệnh, sử dụng thuốc viên kết hợp với insulin.
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống là yếu tố có ảnh hưởng to lớn đến tình hình bệnh của người bị tiểu đường. Người tiểu đường sẽ phải kiêng ăn nhiều thứ, điều này làm chất lượng bữa ăn bị ảnh hưởng không ít.
Một số thông tin bạn nên chú ý khi xây dựng thực đơn cho người bị bệnh tiểu đường một cách lành mạnh và tốt cho cơ thể như: tối giảm lượng đường trong thức ăn, ưu tiên sử dụng các loại thịt nạc, thịt heo, bò, gà, vịt, cá,… đa dạng các loại thịt để bữa ăn được đầy đủ dinh dưỡng, không bị nhàm chán, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh cho bữa ăn, ăn nhiều trái cây ít ngọt.
Ngoài ra, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, tập thể dục hàng ngày, tránh làm việc quá nặng nhọc, bỏ những thói quen không tốt cho bệnh tiểu đường như: ưa thích các loại thức ăn ngọt, giảm món xào, không nên uống rượu, hút thuốc lá, sẽ làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
1.8. Cùng hiện diện với bệnh tự miễn khác
Đối với bệnh tiểu đường type 1 có sự hiện diện của các bệnh tự miễn khác, còn bệnh tiểu đường type 2 thì lại không.
1.9. Các bệnh lý đi kèm
Ở bệnh tiểu đường type 1, người bệnh hầu như không gặp phải các bệnh lý đi kèm. Trái ngược, bệnh tiểu đường type 2 lại gặp phải khá nhiều các bệnh lý đi kèm lúc mới chẩn đoán: tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, dễ mắc phải nhất đó là bệnh rối loạn chuyển hóa, gây nên những hậu quá nặng nề. Nếu so sánh tiểu đường type 1 và type 2, thì bệnh tiểu đường type 2 lại có rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng và dễ phát hiện hơn.
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường (Nguồn: bienchungtieuduong.vn)
2. Điều trị đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 ở đâu
Trên đây là những biểu hiện, cũng như sự khác nhau khi phân biệt cơ chế bệnh tiểu đường type 1 và 2 để các bạn có thể so sánh một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp thậm chí bác sĩ cũng có thể gặp phải những trường hợp bệnh tiểu đường type 1 và type 2 có những biểu hiện trùng lặp nhau.
Do đó, để theo dõi sức khỏe người bệnh tiểu đường một cách tốt nhất, các bạn nên sử dụng các gói tầm soát biến chứng tiểu đường để có những phương án xử lý cũng như chữa bệnh kịp thời.
No Comments
Leave a comment Cancel