Có đến 30% số người hủy hôn ngay trước lễ cưới vì sợ bước vào cuộc sống hôn nhân, sợ cuộc sống không hạnh phúc, sợ bị gò bó… Những điều này còn được gọi chung là trầm cảm trước hôn nhân. Vậy nguyên nhân là gì và cách thoát khỏi nó như thế nào?
1. Trầm cảm trước hôn nhân là gì?
Trầm cảm trước hôn nhân có thể hiểu là tình trạng tâm lý bất ổn trước ngày diễn ra lễ cưới. Nhiều người rơi vào trạng thái không muốn cưới nữa vì sợ không hạnh phúc, sợ sự gò bó cuộc sống sau hôn nhân hay việc lo lắng về các lễ nghi, thủ tục và chi phí cho đám cưới. Chính vì thế dễ dẫn tới việc căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Trầm cảm trước hôn nhân khiến bạn lo lắng và sợ kết hôn (Nguồn: amazonaws.com)
2. Nam giới có bị khủng hoảng tiền hôn nhân không?
Khủng hoảng tiền hôn nhân phần lớn xảy ra ở nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm khủng hoảng tiền hôn nhân nam giới cũng tương đối cao. Phần lớn nam giới cảm thấy rối ren, lo lắng, bồn chồn… vì thế dễ đưa ra quyết định không chính xác, dễ chán nản và cãi vã. Nam giới nếu rơi vào tình trạng này nên thực hiện khám tiền hôn nhân cho nam để biết tình trạng sức khỏe của cơ thể và điều trị kịp thời.
3. Phụ nữ bị stress tiền hôn nhân như thế nào
3.1. Vì sao phụ nữ thường bị khủng hoảng tiền hôn nhân
Rối loạn tâm lý tiền hôn nhân thường xảy ra vào những ngày sắp cưới của nữ giới không phải vì không yêu. Nguyên nhân chính là việc ảnh hưởng bởi các tác động xung quanh như chứng kiến những cuộc hôn nhân tan vỡ, bạn bè bị mất tự do vì lo cho con cái, bị bạo hành, bị gia đình nhà chồng ức hiếp… Hoặc cho đến gần lễ cưới cảm giác rối vì các lễ nghi, thủ tục, chi phí và nghĩ tới việc phải rời xa gia đình đến một nơi xa lạ. Chính vì điều này khiến tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm trước hôn nhân khá lớn.
3.2. Những lo lắng của phụ nữ trước hôn nhân
3.2.1. Cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”
Bạn đã nghe quá quen thuộc câu nói này, thậm chí nhiều người còn nói dù tình yêu đẹp đến mấy, nồng nàn đến mấy thì khi cưới về mọi thứ sẽ khác xa. Chính vì thế, phụ nữ bị stress tiền hôn nhân do không muốn kết hôn để tận hưởng vị ngọt của tình yêu và cuộc sống thoải mái.
3.2.2. Hôn nhân do bố mẹ sắp đặt sẽ không hạnh phúc
Bạn và chồng sắp cưới mới chỉ gặp gỡ vài ba lần, hôn nhân do người thân giới thiệu. Chính vì thế, cả hai đều không hiểu về nhau thậm chí không biết được tính cách của người kia như thế nào. Để xóa tan những lo lắng, suy nghĩ này, hãy dành thời gian trò chuyện, thấu hiểu nhau không để đưa ra quyết định phù hợp nhé.
3.2.3. Lo âu về những mâu thuẫn có thể xảy ra với mẹ chồng
Nhiều phụ nữ rơi vào tình trạng trầm cảm trước hôn nhân bởi lo lắng về cuộc sống bên nhà chồng. Bạn lo lắng việc phải giữ ý tứ, những khuyết điểm bản thân lộ ra và những cuộc xô xát khi bạn và mẹ chồng không hiểu nhau. Liệu cuộc sống có vui vẻ không khi bên nhà chồng? Đừng lo lắng, hãy cố gắng biến người “lạ” thành “người thân” nhé.
Nhiều phụ nữ lo lắng về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu (Nguồn: lichvansu.wap.vn)
3.2.4. Sợ hãi việc nhà
Cuộc sống hôn nhân sẽ khác xa so với việc khi bạn vẫn còn ở nhà với bố mẹ đẻ. Chính vì thế, nó khiến bạn rối loạn tâm lý tiền hôn nhân. Đây cũng là một lý do khiến nhiều người phụ nữ hiện đại “ngại kết hôn”.
3.2.5. Lo lắng chồng không chung thủy
Hàng ngày, mỗi khi đọc tin tức, xem tivi bạn lại thấy đầy rẫy những câu chuyện về ngoại tình, về chồng cặp bồ cho dù trước đó người chồng từng rất yêu thương vợ con. Điều này khiến phụ nữ sợ kết hôn, sợ bị tổn thương. Hãy chú ý, đây chỉ là một phần mặt trái của xã hội, không phải là tất cả, vì thế hãy tự tin và tận hưởng những ngày tháng hạnh phúc và đừng suy nghĩ quá nhiều.
3.2.6. Sợ sự nghiệp bị ảnh hưởng bởi hôn nhân
Nhiều phụ nữ sợ kết hôn vì nghĩ rằng sau khi kết hôn khả năng cạnh tranh trong công việc giảm đi. Đừng vì điều này mà từ chối việc kết hôn, bởi nó không cần thiết. Việc kết hôn và làm việc không quá tác động đến nhau đâu nhé, nếu bạn làm tốt thì kết sự nghiệp vẫn tốt thôi.
3.2.7. Sợ mất đi sự quyến rũ
Kết hôn bạn sẽ không còn cảm giác được một ai đó theo đuổi, cưa cẩm. Tuy nhiên, phụ nữ đã kết hôn cũng có những quyến rũ riêng kéo theo nhiều mối quan hệ trong xã hội như đồng nghiệp, bạn bè. Vì thế, không cần lo cô đơn nhé.
3.2.8. Băn khoăn liệu anh ấy có phải là người mình yêu nhất
Ngày kết hôn càng tới gần thì bạn lại càng sợ không biết liệu bạn có đang kết hôn đúng người và liệu anh ấy có phải người mà bạn yêu nhất? Hãy lưu ý, cho dù anh ấy vẫn không phải là mẫu người bạn đã định sẵn hay bạn yêu nhất nhưng anh ấy là người thích hợp để cùng bạn đi tiếp những tháng ngày sau, bởi anh ấy là người đến đúng thời điểm, duyên số đã mang hai bạn đến bên nhau.
Phụ nữ lo sợ sự nghiệp bị ảnh hưởng bởi hôn nhân (Nguồn: vtcns.com)
4. Cách các cặp đôi khắc phục khủng hoảng tiền hôn nhân hiệu quả
4.1. Tập thư giãn
Căng thẳng là điều khó tránh khỏi của các cặp vợ chồng trước ngày cưới. Đừng quá lo lắng hay suy nghĩ nhiều nhé, hãy tập cho mình sự thư giãn, xoa bấm huyệt gan bàn chân để thư giãn thoải mái. Thay vì suy nghĩ, hãy làm những điều mình thích, nghe nhạc và nghỉ ngơi để có tâm lý thoải mái nhất trước ngày trọng đại. Chọn những cuốn sách về tâm lý giới tính để hiểu về đối phương hơn.
4.2. Chia sẻ thông tin cho nhau
Nếu bạn suy nghĩ gì, hãy thẳng thắn chia sẻ với người bạn đời tương lai nhé. Thường xuyên chia sẻ cho nhau như chuyện kế hoạch đám cưới, việc tổ chức hôn lễ sẽ giúp các bạn càng hiểu và gần nhau hơn đó.
4.3. Lên lịch những công việc sẽ làm hàng ngày
Việc lên lịch những công việc sẽ làm hàng ngày sẽ giúp bạn không bị rối hay quên những việc quan trọng. Điều này giúp các cặp vợ chồng an tâm rằng mọi việc đã ổn thỏa trước ngày cưới đó. Trước khi bước vào cuộc sống vợ chồng nên thực hiện khám sản phụ khoa, khám nam khoa để biết tình trạng sức khỏe sinh sản.
4.4. Thiền định và ngẫm nghĩ
Thiền định giúp thư giãn tâm lý, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái trước cuộc sống hôn nhân. Hãy dành thời gian để thiền định và suy nghĩ những điều tích cực sắp tới. Điều này giúp bạn tránh khỏi trầm cảm trước hôn nhân hiệu quả đó.
4.5. Chủ động thưởng thức giai đoạn tiền đám cưới
Trước khi tổ chức đám cưới, hai bạn có thể đặt tour du lịch giá rẻ để có thể khám phá, trải nghiệm và thư giãn cùng nhau. Đây cũng là thời gian giúp hai bạn cảm thấy hạnh phúc và thêm hiểu nhau hơn đó.
Thiền định mang đến cho bạn tinh thần thoải mái, thoát khỏi trầm cảm (Nguồn: trithucvn.net)
Trên đây là một số thông tin về khủng hoảng tiền hôn nhân là gì và cách để hạn chế được tình trạng này. Bạn có thể tham khảo thêm gói tư vấn điều trị tâm lý nhưng quan trọng nhất vẫn là cả hai là người thấu hiểu cũng như chia sẻ những lo âu của mình cho đối phương, giúp giải tỏa được những căng thẳng không đáng có. Hãy dành nhiều thời gian cho nhau hơn bằng việc cùng nhau đi ăn những món ăn ngon, tham gia các hoạt động vui chơi thú vị hay cùng nhau đi du lịch khám phá. Chúc bạn có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
No Comments
Leave a comment Cancel