Bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới phần lớn thường gặp trong độ tuổi sinh con. Đây là một trong những bệnh xương khớp nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và vận động của người bệnh. Vậy nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh như thế nào?

1. Bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới

Bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới thường gặp trong độ tuổi từ 19 tuổi đến 45 tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Khi bệnh phát triển, vùng xương chậu bị viêm dẫn đến đau âm ỉ ở vị trí thắt lưng cùng, xương chậu, hai bên mông và cơn đau có thể kéo dài xuống hai đùi, gây teo cơ mông, teo cơ hai bên đùi. Phụ nữ mang thai nếu bị viêm khớp cùng chậu thường phải sinh mổ bởi cơ xương chậu không thể co giãn như bình thường và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ khi mang thai.

Bệnh có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ khi mang thai. (Nguồn: chamsocbaovexuongkhop.blogspot.com)

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu ở phụ nữ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp cùng chậu ở phụ nữ như mắc các bệnh lý về xương khớp: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp dạng thấp,…Phụ nữ mang thai, tạo áp lực lên các cơ quan nội tạng trong cơ thể, từ đó dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng; Những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm đại trực tràng hay trong quá trình hành kinh nguyệt, không vệ sinh đúng cách dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, gây viêm khớp cùng chậu.

3. Biểu hiện bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới

Bệnh thường gặp sau vài tháng khi mang thai hoặc sau khi đẻ. Một số biểu hiện bệnh thường gặp như đau âm ỉ, kéo dài ở vùng xương lưng gần cuối nối với xương chậu, đau giữa hai bên mông, cơn đau có thể kéo xuống hai bên đùi, trường hợp nặng rất dễ bị teo cơ ở đùi và mông. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn xuất hiện những biểu hiện bệnh như đau bụng, đau khi đi tiểu tiện, bị tiết dịch, chảy máu bất thường ở âm đạo, sốt, buồn nôn và nôn,… Ngoài ra, bệnh còn có những biểu hiện giống bệnh viêm vòi trứng, viêm ở cổ tử cung. Vì vậy nếu không kịp thời đến khám chuyên khoa chữa bệnh chuyên sâu hoặc khám chữa cơ xương khớp tại các bệnh viện uy tín sẽ dễ dẫn đến tình trạng chẩn đoán và điều trị sai bệnh. Điều này sẽ làm người bệnh bị tắc vòi trứng, vô sinh, nhiễm khuẩn mạn tính, thai ngoài tử cung,..

Một trong những biểu hiện bệnh có thể gặp là đau âm ỉ ở vùng bụng dưới.

Một trong những biểu hiện bệnh có thể gặp là đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. (Nguồn: wfot.org.au)

4. Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu

Có 4 cách để chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu bao gồm dựa vào các triệu chứng lâm sàng, dựa vào hình ảnh triệu chứng học, thực hiện thủ thuật khám cùng chậu và làm các xét nghiệm chẩn đoán. Sau khi dựa vào việc chẩn đoán qua quan sát bên ngoài và các biểu hiện triệu chứng, nếu vẫn chưa xác định được chính xác bệnh mắc phải cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân chụp X quang, chụp MRI, làm xét nghiệm máu, protein viêm, xét nghiệm gen HLA – 27, xét nghiệm kháng thể kháng nhân,…

5. Điều trị viêm khớp cùng chậu ở nữ giới

5.1 Tây y

Để điều trị bệnh, bệnh nhân nên tìm hiểu rõ người đau xương khớp nên ăn gì, nên tập các động tác thể dục nào và nên tập vật lý trị liệu ra sao. Hiện nay, việc điều trị viêm khớp cùng chậu thường sử dụng các loại kháng sinh như amoxillin, cephalosporin,…, dùng thuốc kháng viêm, giảm đau. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Những thực phẩm người đau nhức xương khớp không nên ăn

Những thực phẩm người đau nhức xương khớp không nên ăn. (Nguồn: miro.medium.com)

5.2 Đông y

Các bài thuốc đông y được các bác sĩ áp dụng trong việc chữa trị bệnh viêm khớp cùng chậu như bài thuốc quả đu đủ xanh và mễ nhân; Bài thuốc từ rễ của cây trinh nữ; Bài thuốc từ quả cà tím tươi; Thuốc từ lá lốt,… Hoặc dùng các loại thuốc đông y đã được bào chế sẵn thành dạng viên. 

Với những bài thuốc đông y này, đòi hỏi thời gian điều trị lâu mới mang lại tác dụng hiệu quả và ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Lưu ý, không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc đông y khi chưa được sự cho phép của bác sĩ điều trị. Bên cạnh việc dùng thuốc uống, bệnh nhân cũng nên làm vật lý trị liệu, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi với tư thế hợp lý và bổ sung những loại thuốc bổ xương khớp tốt nhất giúp rút ngắn quá trình điều trị và nhanh lành bệnh. 

Với những thông tin về bệnh viêm khớp cùng chậu ở nữ giới trong bài viết, chắc hẳn đã giải đáp thắc mắc của nhiều người về căn bệnh này. Nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn nên đến khám và điều trị đau nhức cơ xương khớp ở phòng khám chuyên khoa để sớm phát hiện được bệnh. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống bởi rất dễ xảy ra tác dụng phụ và biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. 

Comments to: Viêm khớp cùng chậu ở nữ giới là gì, nguyên nhân, chẩn đoán, cách chữa

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *